• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
tang-huyet-ap-trong-thai-ky
Thư viện Sinh sảnMang thaiChăm sóc thai

Tăng huyết áp thai kỳ

Huyết áp là lực đẩy máu lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp cao nhất khi tim đập để bơm máu, gọi là áp suất tâm thu. Khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập, huyết áp giảm xuống gọi là huyết áp tâm trương.

Tăng huyết áp thai kỳ, hay tăng huyết áp do mang thai là bệnh lý thường gặp trong thời kỳ mang thai. Có nhiều loại tăng huyết áp trong giai đoạn này:

  • Tăng huyết áp thai kỳ: huyết áp cao xảy ra trong quá trình mang thai, vào khoảng tuần thứ 20, chiếm khoảng 5 – 10% thai kỳ, thường gặp trong trường hợp đa thai. Mẹ thường không có bất kỳ triệu chứng nào, không gây hại cho mẹ và bé. Tình trạng này sẽ biến mất trong vòng 12 tuần sau sinh. Tuy nhiên, tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ huyết áp trong tương lai. Đôi khi dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sinh con nhẹ cân, sinh non hoặc chứng tiền sản giật.
  • Tăng huyết áp mãn tính: huyết áp cao bắt đầu trước tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc trước khi mang thai. Một số phụ nữ có thể đã mắc bệnh trước khi mang thai nhưng không phát hiện cho đến khi họ kiểm tra huyết áp khi khám tiền sản. Đôi khi tăng huyết áp mãn tính cũng có thể dẫn đến chứng tiền sản giật chiếm khoảng 1-5% tổng số thai kỳ.
  • Tiền sản giật: xảy ra khi huyết áp tăng đột ngột sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nó thường xảy ra trong tam cá nguyệt cuối cùng. Trong một số ít trường hợp, triệu chứng biểu hiện sau khi sinh, gọi là chứng tiền sản giật sau sinh. Tiền sản giật bao gồm dấu hiệu tổn thương một số cơ quan (gan, thận), protein trong nước tiểu và huyết áp rất cao. Tiền sản giật là biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng của mẹ và bé.

Triệu chứng

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần chú ý những triệu chứng như:

  • Nhức đầu kéo dài
  • Thị lực giảm
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Khó thở
  • Phù nề mặt và tay
  • Tiểu ít hoặc không đi tiểu

Một số biến chứng có thể xảy ra bao gồm

  • Giảm lượng máu đến nhau thai: nếu nhau thai không nhận đủ máu, em bé nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn, dẫn đến tăng trưởng chậm (hạn chế phát triển trong tử cung), sinh con nhẹ cân hoặc sinh non. Sinh non gây nhiều biến chứng về hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nhau bong non: tiền sản giật làm tăng nguy cơ nhau bong non. Thai tách khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Nếu biến chứng nghiêm trọng, mẹ có thể chảy máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
  • Tổn thương các cơ quan khác của mẹ: tăng huyết áp không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến tổn thương não, tim, phổi, thận, gan. Trong trường hợp nghiêm trọng, biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh tim mạch: người mẹ mắc chứng tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Yếu tố nguy cơ

Một số phụ nữ có nguy cơ bị cao huyết áp khi đang mang thai, bao gồm những trường hợp sau:

  • Mang thai con đầu lòng
  • Có mẹ hoặc chị gái bị huyết áp cao khi mang thai
  • Mang đa thai (sinh đôi, sinh ba)
  • Trên 40 tuổi
  • Là người Mỹ gốc Phi
  • Thừa cân khi họ mang thai
  • Bị huyết áp cao trước khi mang thai

Chẩn đoán

Không có xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ theo dõi chỉ số huyết áp của người mẹ tại mỗi lần khám thai định kỳ trước khi sinh. Nếu phát hiện bất thường, người mẹ được chỉ định làm xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm phát hiện dấu hiệu bệnh.

Điều trị

Thuốc điều trị tăng huyết áp đầu tiên trong thai kỳ bao gồm:

  • Methyldopa
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chặn canxi

Một số loại thuốc hạ huyết áp tránh dùng trong thời kỳ mang thai:

  • Thuốc ức chế men chuyển tăng nguy cơ bất thường đường tiết niệu của thai nhi.
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận của thai nhi, thiểu sản phổi, dị dạng xương và tử vong.
  • Thuốc đối kháng aldosterone ( spironolactone và eplerenone ) có thể gây nữ hóa thai nhi nam.

Phòng ngừa

Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể phòng ngừa bằng cách thực hiện những biện pháp cần thiết trước khi mang thai, ví dụ như tăng hoặc duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh, vận động nhẹ.

Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, người mẹ cần thông báo với bác sĩ nhằm có phương pháp điều trị kịp thời, giảm biến chứng về sau.

References

  1. Mayo Foundation for Medical Education and Research. High blood pressure and pregnancy. Retrieved July 10, 2022 from https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046098
  2. Merck Manual Professional Version. Hypertension in Pregnancy. Retrieved July 10, 2022 from https://www.merckmanuals.com/professional/gynecology-and-obstetrics/pregnancy-complicated-by-disease/hypertension-in-pregnancy
  3. American Academy of Family Physicians. High Blood Pressure During Pregnancy. Retrieved July 10, 2022 from https://familydoctor.org/condition/high-blood-pressure-during-pregnancy/
  4. National Library of Medicine. Magnesium Blood Test. Retrieved July 10, 2022 from https://medlineplus.gov/lab-tests/magnesium-blood-test/
  5. National Library of Medicine. High Blood Pressure in Pregnancy. Retrieved July 10, 2022 from https://medlineplus.gov/highbloodpressureinpregnancy.html
  6. Centers for Disease Control and Prevention. High Blood Pressure During Pregnancy. Retrieved July 10, 2022 from https://www.cdc.gov/bloodpressure/pregnancy.htm
  7. March of Dimes. HIGH BLOOD PRESSURE DURING PREGNANCY. Retrieved July 10, 2022 from https://www.marchofdimes.org/complications/high-blood-pressure-during-pregnancy.aspx
  8. American College of Obstetricians and Gynecologists. Preeclampsia and High Blood Pressure During Pregnancy. Retrieved July 10, 2022 from https://www.acog.org/womens-health/faqs/preeclampsia-and-high-blood-pressure-during-pregnancy
  9. Centers for Disease Control and Prevention. Pregnancy Complications. Retrieved July 10, 2022 from https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-complications.html

Filed Under: Chăm sóc thai

Mang thai ngoài tử cung
Nên ăn gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

Related posts

  • Trầm cảm sau sinh

    Sức khỏe sinh sản nữ giới
  • Mang thai ngoài tử cung

    Chăm sóc thai
  • Bị cúm khi mang thai

    Chăm sóc thai
  • Tiểu đường thai kỳ

    Chăm sóc thai
  • Vì sao phải làm xét nghiệm sàng lọc thai?

    Sàng lọc NIPT
  • Phân loại thai đôi

    Mang thai

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Sàng lọc sơ sinh
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ