• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
benh-loang-xuong-o-nguoi-lon-tuoi
Thư viện Sức khỏe

Loãng xương

Loãng xương là một bệnh về xương, gây ra do mật độ và khối lượng xương giảm, hoặc khi chất lượng hoặc cấu trúc của xương thay đổi. Tình trạng này có thể dẫn đến giảm độ cứng của xương và có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

loãng-xương
Ảnh: Loãng xương.
Nguồn: U.S. National Library of Medicine.

Biểu hiện lâm sàng

Loãng xương được gọi là bệnh “thầm lặng” vì thường không có triệu chứng cho đến khi một ngươi bị gãy xương. Các triệu chứng của gãy đốt sống bao gồm đau lưng dữ dội, giảm chiều cao hoặc dị dạng cột sống.

Loãng xương khiến xương trở nên mỏng manh đến mức có thể bị gãy do một cú ngã nhẹ, cúi người, nâng đồ vật hoặc thậm chí là ho.

Gãy xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở hông, cổ tay và cột sống (đốt sống).

Loãng xương ở đốt sống có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như leo cầu thang, nâng đồ vật hoặc cúi người về phía. Loãng xương đốt sống có thể khiến đốt sống bị nén lại và cong về phía trước.

Độ phổ biến

Loãng xương ở phụ nữ cao gấp 5 lần so với nam giới.

Tỷ lệ nam giới từ 50 tuổi trở lên bị loãng xương là 4,2% và tỷ lệ phụ nữ từ 50 tuổi trở lên bị loãng xương là 18,8%.

Nguyên nhân

Loãng xương là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Xương là cơ quan luôn được tái tạo. Khi còn trẻ, quá trình tạo xương mới nhanh hơn quá trình phân hủy xương cũ, do đó khối lượng xương tăng lên. Sau những năm đầu tuổi 20, quá trình tái tạo chậm lại và hầu hết mọi người đạt đến khối lượng xương tối đa ở tuổi 30. Sau độ tuổi này, khối lượng xương mất đi nhanh hơn so với lượng xương được tạo ra gây ra loãng xương.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị loãng xương, bao gồm:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi khả năng tái tạo xương càng giảm. Theo thời gian, xương có thể yếu đi và nguy cơ loãng xương tăng lên.
  • Chỉ số khối cơ thể thấp: Những người có khung cơ thể nhỏ có nguy cơ loãng xương cao hơn vì có khối khối lượng xương ít hơn.

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn do phụ nữ có khích thước và khối lượng xương tối đa thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, nam giới vẫn có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là sau 70 tuổi.
  • Chủng tộc: Phụ nữ da trắng và châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Phụ nữ Mỹ gốc Phi và gốc Mexico có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Tương tự, nam giới da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới Mỹ gốc Phi và gốc Mexico.
  • Tiền sử bệnh của gia đình: Nguy cơ loãng xương và gãy xương có thể tăng lên nếu cha mẹ tiền sử bị loãng xương.
  • Thay đổi nội tiết tố: Mức độ thấp của một số hormone có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh loãng xương. Ví dụ như:
    • Mức độ estrogen thấp ở phụ nữ sau khi mãn kinh.
    • Mức độ estrogen thấp do rối loạn hormone hoặc hoạt động thể chất quá mức.
    • Mức độ thấp của testosterone ở nam giới. Nam giới mắc các bệnh lý gây ra testosterone thấp có nguy cơ bị loãng xương.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn ít canxi và vitamin D có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Ăn kiêng quá mức hoặc ăn ít protein cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Tình trạng bệnh: Một số bệnh lý có sử dụng phương pháp điều trị hoặc kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, chẳng hạn như các bệnh nội tiết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp dạng thấp, một số loại ung thư, HIV / AIDS.
  • Thuốc: Sử dụng lâu dài một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, chẳng hạn như:
    • Glucocorticoid và hormone vỏ thượng thận, điều trị các bệnh như hen suyễn và viêm khớp dạng thấp.
    • Thuốc chống động kinh, điều trị co giật và các rối loạn thần kinh khác.
    • Thuốc điều trị ung thư, sử dụng hormone để điều trị ung thư vú và tuyến tiền liệt.
    • Thuốc ức chế bơm proton, làm giảm axit trong dạ dày.
    • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, điều trị trầm cảm và lo lắng.
    • Thiazolidinediones, điều trị bệnh tiểu đường loại II.
  • Lối sống: Một lối sống lành mạnh giúp giữ cho xương chắc khỏe. Các yếu tố góp phần gây loãng xương bao gồm:
    • Cường độ hoạt động thể chất thấp
    • Uống nhiều rượu
    • Hút thuốc.

Chẩn đoán

Phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual Energy X-ray Absorptiometry - DEXA) là kỹ thuật phổ biến nhất để đo mật độ xương. Đây là một xét nghiệm nhanh chóng, không đau và không xâm lấn. Xét nghiệm đo mật độ xương của khung xương tại các vị trí khác nhau như hông và cột sống. Đo mật độ xương bằng DEXA là phương pháp đáng tin cậy nhất để chẩn đoán loãng xương và dự đoán nguy cơ gãy xương.

Điều trị

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị loãng xương bao gồm:

  • Bisphosphonat: Loại thuốc này hoạt động bằng cách làm chậm quá trình loãng xương, có thể làm giảm nguy cơ gãy xương.
  • Calcitonin: Calcitonin là một loại hormone được tạo ra bởi tuyến giáp giúp điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể và tăng khối lượng xương. Dùng calcitonin có thể giúp làm chậm tốc độ loãng xương.
  • Denosumab: Denosumab là thuốc dạng tiêm, giúp giảm loãng xương và cải thiện độ cứng của xương sau thời kỳ mãn kinh.
  • Nhóm thuốc điều biến chọn lọc trên thụ thể estrogen (SERMs): SERMs có thể giúp làm chậm tốc độ loãng xương sau thời kỳ mãn kinh.
  • Liệu pháp hormone thời kỳ mãn kinh: Thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng mãn kinh, liệu pháp hormone mãn kinh cũng có thể giúp ngăn ngừa loãng xương.
  • Hormone tuyến cận giáp hoặc teriparatide: Teriparatide là một dạng hormone tuyến cận giáp ở người . Nó giúp cơ thể hình thành xương mới nhanh hơn so với xương cũ bị phá vỡ.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị bổ sung thêm canxi, vitamin D và hoạt động thể chất.

Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Ví dụ, liệu pháp hormone mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ đông máu, đau tim, đột quỵ, ung thư vú hoặc bệnh túi mật. Nói chuyện với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro của tất cả các loại thuốc.

Dạng di truyền

Loãng xương là căn bệnh không di truyền.

Phòng ngừa

Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa loãng xương là tập luyện để giúp xương chắc khỏe. Giữ xương chắc khỏe khi còn trẻ là rất quan trọng để giúp ngăn ngừa loãng xương sau này.

Tuổi càng lớn, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh, tình trạng loãng xương diễn ra nhanh chóng hơn. Có thể thực hiện một số cách để làm chậm quá trình loãng xương tự nhiên.

Bổ sung canxi

Canxi có trong xương và răng giúp giữ cho xương chắc khỏe. Ngoài ra, cơ thể cũng sử dụng canxi để giúp đông máu và co cơ. Nếu không cung cấp đủ canxi, cơ thể sẽ lấy lượng canxi từ xương phục vụ cho nhu cầu của cơ thể, làm xương bị yếu đi.

Có thể bổ sung canxi thông qua thực phẩm hoặc thuốc bổ sung canxi. Một số loạt thực phẩm có chứ canxi như:

  • Sữa
  • Phô mai
  • Sữa chua
  • Các loại rau xanh lá, chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn và cải xanh

Lượng canxi cần bổ sung tùy thuộc vào từng độ tuổi:

  • 9-18 tuổi: 1.300 mg mỗi ngày
  • 19–50 tuổi: 1.000 mg mỗi ngày
  • 51 tuổi trở lên: 1.200 mg mỗi ngày

Bổ sung vitamin D

Vitamin D giúp hấp thụ canxi từ thực phẩm. Nếu chỉ ăn thực phẩm chứa canxi là chưa đủ, cần bổ sung đủ vitamin D để giúp cơ thể sử dụng lượng canxi có được.

Da giúp tạo ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian tiếp xúc để tạo đủ lượng vitamin D cần thiết tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của da. Nó cũng phụ thuộc vào việc sử dụng kem chống nắng, màu da, mùa, vĩ độ và lượng ô nhiễm trong không khí.

Vitamin D cũng có thể được bổ sung qua các loại thực phẩm, mặc dù lượng Vitamin D dược hấp thụ rất ít, bao gồm:

  • Cá hồi
  • Cá ngừ
  • Lòng đỏ trứng
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Sữa

Vitamin D nhận được từ thực phẩm được đo bằng đơn vị quốc tế (IU).

Lượng vitamin D cần bổ sung tùy thuộc vào từng độ tuổi:

  • Dưới 70 tuổi: bổ sung 600 IU mỗi ngày
  • Trên 70 tuổi: bổ sung 800 IU mỗi ngày

Tập thể dục thường xuyên

Thường xuyên tập các bài tập chịu trọng lực và cơ bắp. Các bài tập chịu trọng lực như khiêu vũ, đi bộ hoặc thể dục nhịp điệu giữ cho xương chắc khỏe. Các bài tập tăng cường cơ bắp như nâng tạ hoặc yoga có thể giúp cải thiện độ cứng, sự cân bằng và tính linh hoạt của xương.

Sống lối sống lành mạnh

  • Ngừng hút thuốc, những người hút thuốc có mật độ xương thấp hơn những người không hút thuốc
  • Uống rượu ở mức độ vừa phải, uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Hạn chế đồ uống có chứa caffein, quá nhiều caffein có thể ảnh hưởng đến lượng canxi mà cơ thể hấp thụ.

Các tên gọi khác

  • Loãng xương

Tài liệu tham khảo

  1. U.S National Library of Medicine. Osteoporosis. Retrieved May 26, 2021 from https://medlineplus.gov/osteoporosis.html
  2. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases. Bone Health for Life: Health Information Basics for You and Your Family. Retrieved May 26, 2021 from https://www.bones.nih.gov/health-info/bone/bone-health/bone-health-life-health-information-basics-you-and-your-family
  3. Department of Health and Human Services, Office on Women's Health. Osteoporosis. Retrieved May 26, 2021 from https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/osteoporosis
  4. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases. Osteoporosis in Men. Retrieved May 26, 2021 from . https://www.bones.nih.gov/health-info/bone/osteoporosis/men
  5. U.S. National Library of Medicine. Osteoporosis. Retrieved May 26, 2021 from https://medlineplus.gov/ency/article/000360.htm
  6. U.S. National Library of Medicine. Medicines for osteoporosis. Retrieved May 26, 2021 from https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000502.htm
  7. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases. Osteoporosis Overview. Retrieved May 26, 2021 from https://www.bones.nih.gov/health-info/bone/osteoporosis/overview
  8. Mayo Foundation for Medical Education and Research. Osteoporosis treatment: Medications can help. Retrieved May 26, 2021 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoporosis/in-depth/osteoporosis-treatment/ART-20046869?p=1
  9. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases. Once Is Enough: A Guide to Preventing Future Fractures. Retrieved May 26, 2021 from https://www.bones.nih.gov/health-info/bone/osteoporosis/fracture
  10. Mayo Foundation for Medical Education and Research. Osteoporosis. Retrieved May 26, 2021 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoporosis/symptoms-causes/syc-20351968
  11. National Health Service. Osteoporosis. Retrieved May 26, 2021 from https://www.nhs.uk/conditions/osteoporosis/

Mục: Sức khỏe Thẻ: Bệnh xương khớp sụn

Bệnh Zona
Viêm phế quản

Bài viết liên quan

  • Bệnh Alzheimer

    Đột biến trội
  • Bệnh xơ nang

    Đột biến lặn
  • Hội chứng Marfan

    Đột biến trội
  • Bệnh Parkinson

    Sức khỏe
  • Bệnh Krabbe

    Đột biến lặn
  • Bệnh Fabry

    Bệnh liên kết NST X

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope