• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
benh-bach-cau-leukemia
Thư viện Ung thưPhân loại ung thưUng thư máu

Bệnh bạch cầu – Ung thư máu Leukemia

Bệnh bạch cầu là một dạng bệnh ung thư tế bào máu. Bệnh bạch cầu bắt đầu trong các mô tạo máu như tủy xương. Tủy xương tạo ra các tế bào sẽ phát triển thành tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Mỗi loại tế bào máu có nhiệm vụ khác nhau:

  • Tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng
  • Tế bào hồng cầu cung cấp oxy từ phổi đến các mô và cơ quan
  • Tiểu cầu giúp hình thành cục máu đông để cầm máu

Khi bị bệnh bạch cầu, tủy xương tạo ra một số lượng lớn tế bào bất thường, phổ biến nhất là tế bào bạch cầu. Những tế bào bất thường tích tụ trong tủy xương và máu nhiều đến mức lấn át các tế bào máu khỏe mạnh, từ đó khiến các tế bào và máu khó thực hiện công việc của chúng.

Có bốn loại bệnh bạch cầu chính:

  • Bệnh bạch cầu lympho cấp tính (Acute Lymphocytic Leukemia – ALL)
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (Acute Myeloid Leukemia – AML)
  • Bệnh bạch cầu lympho mãn tính (Chronic Lymphocytic Leukemia – CLL)
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (Chronic Myeloid Leukemia – CML)
So-sánh-tế-bào-máu-bình-thường-và-Leukemia
Ảnh: So sánh tế bào máu bình thường và Leukemia
Nguồn: Cleveland Clinic

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh bạch cầu có một số biểu hiện tương tự với các bệnh phổ biến và ít nghiêm trọng hơn. Do đó, cần xét nghiệm máu và tủy xương để chẩn đoán chính xác.

Triệu chứng tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh phổ biến bao gồm:

  • Mệt mỏi dai dẳng, suy nhược
  • Khó thở khi hoạt động mạnh
  • Sốt hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Dễ chảy máu hoặc bầm tím
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Đau nhức xương, khớp
  • Xuất hiện đốm đỏ nhỏ trên da (đốm xuất huyết)

Người mắc bệnh bạch cầu loại CLL hoặc CML có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Họ phát hiện bệnh sau khi làm xét nghiệm máu kiểm tra sức khỏe định kỳ thấy số lượng tế bào lympho tăng lên.

Độ phổ biến

Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 14/100.000 người mắc bệnh, chiếm 3,5% tổng số ca ung thư mới.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh bạch cầu, phần lớn ở độ tuổi 65-74. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ. Loại bệnh phổ biến ở người lớn là AML và CLL, ở trẻ em là ALL.

Nguyên nhân

Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bạch cầu. Người ta cho rằng bệnh bạch cầu do đột biến gen hoặc ADN tế bào máu. Bình thường, ADN kiểm soát quá trình phân chia và tiêu diệt tế bào theo chu trình đã thiết lập sẵn. Đối với bệnh bạch cầu, tế bào máu đột biến phát triển mất kiểm soát. Sau một thời gian, lượng tế bào bất thường có thể lấn át tế bào bình thường trong tủy xương.

Tốc độ tiến triển và cách tế bào đột biến thay thế tế bào bình thường khác nhau ở từng loại bệnh bạch cầu.

Bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính (ALL) và bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML): tế bào bất thường mất chức năng và chiếm phần lớn tế bào trong tủy, do đó làm giảm số lượng tế bào bình thường. Điều này làm giảm số lượng hồng cầu (thiếu máu), giảm số lượng tiểu cầu (tăng nguy cơ chảy máu) và giảm số lượng bạch cầu trung tính (tăng nguy cơ nhiễm trùng).

Bệnh bạch cầu kinh dòng tủy (CML): tế bào bạch cầu đột biến tạo tế bào máu có chức năng gần giống tế bào bình thường. Tuy nhiên, số lượng hồng cầu giảm, dẫn đến thiếu máu. Số lượng tế bào bạch cầu và tiểu cầu liên tục tăng. Nếu không điều trị, lượng tế bào bạch cầu có thể tăng cao làm chậm lưu lượng máu khiến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn.

Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho (CLL): tế bào bạch cầu đột biến tạo ra quá nhiều tế bào lympho không có chức năng. Chúng thay thế tế bào bình thường và hạch bạch huyết làm suy yếu hệ thống miễn dịch người bệnh. Ngoài ra, chúng làm giảm số lượng tế bào máu bình thường, dẫn đến giảm số lượng hồng cầu (thiếu máu), giảm số lượng tiểu cầu (tăng nguy cơ chảy máu) và giảm số lượng bạch cầu trung tính (tăng nguy cơ nhiễm trùng).

Bệnh nhân CLL có thể mắc bệnh lâu ngày không tiến triển hoặc có những thay đổi nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe chung và không cần điều trị trong thời gian dài. Những bệnh nhân khác cần điều trị ngay sau khi chẩn đoán.

Yếu tố nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu, bao gồm:

  • Đã từng điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị
  • Rối loạn di truyền (hội chứng Down và các bệnh di truyền khác)
  • Hút thuốc lá (tăng nguy cơ mắc AML)
  • Tiếp xúc nhiều với Benzen

Cùng chuyên mục

  • Đột biến gen là gì?
  • Có những loại đột biến nào?
  • Có phải tất cả đột biến gen đều gây bệnh?
  • Bất thường nhiễm sắc thể là gì?
  • Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ảnh hưởng thế nào?

Xem thêm Đột biến gen và sức khỏe

Chẩn đoán

Bệnh bạch cầu thường được phát hiện khi người bệnh làm xét nghiệm máu định kỳ hoặc chẩn đoán bệnh lý khác. Nếu có dấu hiệu bất thường trong xét nghiệm máu, người bệnh cần thực hiện các kiểm tra sau:

  • Khám sức khỏe: để kiểm tra sắc thái da, gan, hạch bạch huyết, lá lách.
  • Xét nghiệm tủy xương: sinh thiết tủy xương rồi đưa vào phòng thí nghiệm phân tích tìm tế bào bạch cầu bất thường và xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Chọc hút và sinh thiết tủy xương
Ảnh: Chọc hút và sinh thiết tủy xương. Sau khi gây tê một vùng da nhỏ, bác sĩ đưa một cây kim vào xương hông của bệnh nhân. Mẫu máu, xương và tủy xương được hút ra để kiểm tra dưới kính hiển vi
Nguồn: Terese Winslow LLC

Điều trị

Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu phụ thuộc vào loại bệnh, độ tuổi và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Một số phương pháp điều trị phổ biến, bao gồm:

  • Hóa trị liệu. Liệu pháp điều trị chính, sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào bạch cầu đột biến.
  • Liệu pháp trúng đích. Sử dụng thuốc nhắm mục tiêu vào điểm bất thường trong tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Sau đó, xét nghiệm kiểm tra tế bào bạch cầu để xem xét liệu rằng liệu pháp nhắm mục tiêu có hiệu quả hay không.
  • Xạ trị. Sử dụng tia X hoặc chùm tia có năng lượng cao làm tổn thương tế bào bạch cầu, ngăn chặn chúng phát triển. Ngoài ra, trước khi cấy ghép tủy xương, bệnh nhân sẽ được xạ trị liều cao phá hủy tủy xương sản sinh tế bào bất thường.
  • Ghép tủy (cấy ghép tế bào gốc). Dùng tế bào gốc khỏe mạnh thay thế tế bào đột biến, giúp tái tạo tủy xương khỏe mạnh. Tế bào gốc khỏe mạnh có thể lấy từ cơ thể người bệnh hoặc từ người hiến tặng.
  • Ghep-te-bao-goc
    Ảnh: Quy trình thực hiện ghép tủy
    Nguồn: National Cancer Institute
  • Liệu pháp miễn dịch. Sử dụng hệ miễn dich để chống lại ung thư. Tế bào miễn dịch không tấn công trực tiếp vào tế bào ung thư mà nhắm vào quá trình sản xuất protein lẩn trốn hệ miễn dịch. Một số phương pháp điều trị chuyên biệt, như tế bào lympho T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR-T), lấy tế bào T trong cơ thể, điều chỉnh và truyền trở lại vào cơ thể.

Dạng di truyền

Bệnh bạch cầu di truyền nhưng không phổ biến. Một người mắc bệnh nhưng không có nghĩa là mọi người trong gia đình sẽ mắc bệnh. Thực tế, nhiều trường hợp, người bệnh không có tiền sử bệnh trong gia đình của họ.

Cùng chuyên mục

  • Bất thường nhiễm sắc thể có di truyền không?
  • Bệnh di truyền trong gia đình là gì?
  • Bệnh sử gia đình quan trọng như thế nào?
  • Di truyền gen lặn

Xem thêm Di truyền trong gia đình

Phòng ngừa

Bệnh bạch cầu không có rủi ro rõ rệt để phòng tránh. Do đó, mỗi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát và phát hiện bệnh sớm, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với chất độc.

Các tên gọi khác

  • Leukemia

Tài liệu tham khảo

  1. U.S National Library of Medicine. Leukemia. Retrieved June 7, 2022 from https://medlineplus.gov/leukemia.html
  2. Leukemia & Lymphoma Society. Understanding leukemia. Retrieved June 7, 2022 from https://www.lls.org/sites/default/files/file_assets/PS70_UnderstandingLeukemia_Eng_4_15reprint.pdf
  3. Mayo Foundation for Medical Education and Research (MFMER). Leukemia. Retrieved June 7, 2022 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/leukemia/symptoms-causes/syc-20374373
  4. Leukemia. American Society of Hematology. Retrieved June 7, 2022 from https://www.hematology.org/education/patients/blood-cancers/leukemia
  5. Cleveland Clinic. Leukemia. Retrieved June 7, 2022 from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4365-leukemia
  6. American Cancer Society. Leukemia. Retrieved June 7, 2022 from https://www.cancer.org/cancer/leukemia.html
  7. Nemours Kids Health. Leukemia. Retrieved June 7, 2022 from https://kidshealth.org/en/parents/cancer-leukemia.html
  8. Nemours Kids Health. Acute Lymphoblastic Leukemia (ALL). Retrieved June 7, 2022 from https://kidshealth.org/en/parents/all.html
  9. Nemours Kids Health.Acute Myeloid Leukemia (AML). Retrieved June 7, 2022 from https://kidshealth.org/en/parents/aml.html
  10. Nemours Kids Health.Chronic Myelogenous Leukemia (CML). Retrieved June 7, 2022 from https://kidshealth.org/en/parents/cml.html Nemours Kids Health.Chronic Myelogenous Leukemia (CML). Retrieved January 1, 2022 from https://kidshealth.org/en/parents/cml.html
  11. Nemours Kids Health.Juvenile Myelomonocytic Leukemia (JMML). Retrieved June 7, 2022 from https://kidshealth.org/en/parents/jmml.html
  12. Cincinnati Children's. Leukemia. Retrieved June 7, 2022 from https://www.cincinnatichildrens.org/health/l/leukemia

Mục: Ung thư máu

Đa u tủy – Myeloma
Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML)

Bài viết liên quan

  • Thiếu máu tán huyết

    Sức khỏe
  • Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

    Đột biến lặn
  • Thiếu máu Fanconi

    Đột biến lặn
  • Bệnh máu khó đông hemophilia

    Bệnh liên kết NST X
  • Beta thalassemia – Thiếu máu tán huyết

    Đột biến lặn
  • Alpha thalassemia – Thiếu máu tán huyết

    Đột biến lặn

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope