• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
Bệnh lao
Thư viện Sức khỏeBệnh lây nhiễm

Bệnh lao

Bệnh lao (tuberculosis) do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này có thể gây tổn thương các cơ quan khác, bao gồm thận, cột sống và não.

Bệnh được chia thành hai loại:

  • Thể tiềm ẩn: vi khuẩn xâm nhập cơ thể nhưng không gây bệnh và không lây cho người xung quanh
  • Thể hoạt động: vi khuẩn tấn công, rồi gây tổn thương phổi, có thể lây cho người xung quanh qua không khí

Biểu hiện lâm sàng

Một người có vi khuẩn lao trong cơ thể nhưng không biểu hiện bệnh được xếp vào thể tiềm ẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn lao có thể nhân lên và gây bệnh bất cứ lúc nào. Hệ miễn dịch suy yếu là điều kiện thuận lợi giúp chúng phát triển.

Đối với bệnh lao thể hoạt động, triệu chứng phụ thuộc vào vị trí vi khuẩn phát triển.

Các triệu chứng chung, bao gồm:

  • Ớn lạnh vào buổi chiều và sốt
  • Đổ mồ hôi ban đêm
  • Sút cân
  • Chán ăn
  • Suy nhược cơ thể

Bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn gây ra những triệu chứng nặng như:

  • Ho dai dẳng hơn 3 tuần
  • Ho ra máy hoặc dịch nhầy
  • Đau, tức ngực

Độ phổ biến

Bệnh có thể xảy ra trên toàn thế giới, trong đó tại Hoa Kỳ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các quốc gia khác.

Nguyên nhân

Bệnh lao (tuberculosis) do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tấn công phổi. Bệnh thường lây lan từ người này sang người khác qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, bao gồm:

  • Người có hệ miễn dịch suy yếu
  • Nhân viên y tế
  • Tiếp xúc gần với người bệnh lao
  • Hút thuốc lá

Xem thêm: Xem 5 tác hại hàng đầu của hút thuốc lá

Chẩn đoán

Bệnh được chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh cá nhân và gia đình.

Người nghi ngờ mắc bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

  • Tại phổi: xét nghiệm đờm AFB
  • Tại các cơ quan khác: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm lao qua da
anh-chup-x-quang-phoi-nhiem-vi-khuan-lao

Ảnh: Ảnh chụp X-quang phổi nhiễm vi khuẩn lao (vùng màu đỏ
Nguồn: U.S National Library of Medicine

Điều trị

Bệnh lao có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ nhằm ngăn ngừa biến chứng kháng thuốc. Liệu pháp chung điều trị lao là dùng thuốc kháng sinh.

Một số loại thuốc thường dùng bao gồm:

  • Isoniazid (Hyzyd®)
  • Rifampin (Rifadin®)
  • Ethambutol (Myambutol®)
  • Pyrazinamid (Zinamide®)
  • Rifapentine (Priftin®)

Một số tác dụng phụ của thuốc như sau:

  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy hoặc phân nhạt màu
  • Phát ban, ngứa
  • Vết bầm tím trên da
  • Chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng

Các loại thuốc khác có thể bị giảm hiệu quả khi dùng chung với thuốc điều trị lao. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng và triệu chứng trong suốt quá trình điều trị.

Bệnh lao có thể tái phát. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, người bệnh nên thăm khám và tầm soát bệnh định kỳ.

Đường lây truyền

Bệnh lao lây lan qua đường không khí. Tuy nhiên, người mắc bệnh lao thể hoạt động mới có khả năng phát tán vi khuẩn vào không khí khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Phòng ngừa

Trẻ dưới 1 tuổi và người lớn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao nên tiêm vaccin BCG (bacille Calmette-Guerin) phòng ngừa bệnh lao. Vaccin BCG chứa vi khuẩn lao đã bất hoạt độc lực, vì vậy chúng tạo miễn dịch phòng ngừa và không còn khả năng gây bệnh.

Người khỏe mạnh áp dụng lối sống lành mạnh, nâng cao hệ miễn dịch nhằm ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn lao. Các thành viên trong gia đình nên khám sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ nếu có thành viên mắc bệnh.

Ngoài ra, người bệnh có thể hạn chế khả năng lây lan vi khuẩn bằng cách:

  • Che mũi và miệng khi nói, ho hoặc hắc xì
  • Không đến gần những người xung quanh
  • Vệ sinh khu vực sống thông thoáng
  • Rửa tay thường xuyên

Các tên gọi khác

  • tuberculosis
  • TB

Tài liệu tham khảo

  1. U.S National Library of Medicine. Tuberculosis. Retrieved February 17, 2023 from https://medlineplus.gov/tuberculosis.html
  2. Centers for Disease Control and Prevention. Tuberculosis General Information Fact Sheet. Retrieved February 17, 2023 from https://www.cdc.gov/tb/publications/factsheets/general/tb.htm
  3. Centers for Disease Control and Prevention. Tuberculosis (TB). Retrieved February 17, 2023 from https://www.cdc.gov/tb/topic/basics/signsandsymptoms.htm
  4. Cleveland Clinic. Tuberculosis. Retrieved February 17, 2023 from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11301-tuberculosis
  5. KidsHealth. Tuberculosis (for Parents). Retrieved February 17, 2023 from https://kidshealth.org/en/parents/tuberculosis.html
  6. Mayo Foundation for Medical Education and Research. Tuberculosis. Retrieved February 17, 2023 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tuberculosis/symptoms-causes/syc-20351250
  7. National Health Service. Tuberculosis (TB). Retrieved February 17, 2023 from https://www.nhs.uk/conditions/tuberculosis-tb/
  8. National Instituta of Allergy and Infectious Diseases. Tuberculosis. Retrieved February 17, 2023 from https://www.niaid.nih.gov/diseases-conditions/tuberculosis
  9. World Health Organization. Tuberculosis. Retrieved February 17, 2023 from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/tuberculosis

Mục: Bệnh lây nhiễm

Bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg

Bài viết liên quan

  • Bệnh Buerger

    Sức khỏe
  • Hiện tượng Raynaud

    Bệnh di truyền
  • Hội chứng Sjögren

    Bệnh di truyền
  • Sitosterolemia

    Đột biến lặn
  • Xơ phổi vô căn

    Đột biến trội
  • Không dung nạp fructose di truyền

    Đột biến lặn

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope