• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
thuc-an-nhanh-nhieu-cholesterol
Thư viện Sức khỏe

Những điều cần biết về cholesterol

Cholesterol là gì?

Cholesterol là chất béo giống như sáp có mặt trong tất cả các tế bào của cơ thể. Bình thường cơ thể cần một số cholesterol để tạo ra hormone, vitamin D và các chất giúp tiêu hóa thức ăn. Cơ thể tạo ra tất cả các cholesterol cần thiết. Cholesterol cũng được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như lòng đỏ trứng, thịt và pho mát.

Nếu cholesterol có quá nhiều trong máu, nó có thể kết hợp với các chất khác tạo thành mảng bám dính vào thành động mạch. Quá trình tích tụ mảng bám gọi là xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến bệnh động mạch vành, làm động mạch vành bị thu hẹp hoặc thậm chí tắc nghẽn.

Cholesterol tốt và xấu

Có 3 loại cholesterol gồm HDL, LDL và VLDL. Cả 3 loại đều là lipoprotein hình thành khi chất béo (lipid) kết hợp với protein, bởi vì lipid cần gắn vào protein để di chuyển trong máu. Mỗi loại lipoprotein có các nhiệm vụ riêng biệt:

  • HDL (high-density lipoprotein) là lipoprotein mật độ cao hay cholesterol “tốt” vì có nhiệm vụ mang cholesterol từ các bộ phận khác trở lại gan để loại bỏ khỏi cơ thể.
  • LDL (low-density lipoprotein) là lipoprotein mật độ thấp hay cholesterol “xấu” vì nhiều LDL dẫn đến mảng bám tích tụ trong động mạch.
  • VLDL (very low-density lipoprotein) là lipoprotein mật độ rất thấp hay cholesterol “xấu” vì góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch. Tuy nhiên, VLDL và LDL khác nhau, VLDL chủ yếu mang chất béo trung tính và LDL chủ yếu mang cholesterol.

Nguyên nhân cholesterol cao

Lối sống không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng cholesterol LDL “xấu” hoặc giảm cholesterol HDL “tốt”. Tuy nhiên, các gen thừa hưởng từ cha mẹ hoặc bệnh lý cũng như một số loại thuốc cũng có thể gia tăng cholesterol không tốt cho sức khỏe.

Lối sống

Những thói quen không lành mạnh như sau là nguyên nhân phổ biến cho mức cholesterol cao.

  • Ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo chuyển hóa (trans fat) làm tăng cholesterol LDL “xấu”. Chất béo bão hòa có trong thịt mỡ và sản phẩm từ sữa. Mỗi ngày, một người trưởng thành chỉ nên nạp dưới 10% tổng lượng calo từ chất béo bão hòa. Chất béo chuyển hóa thường có mặt trong đồ ăn vặt hoặc thực phẩm đóng gói.
  • Ít vận động, ngồi nhiều và lười hoạt động thể chất làm giảm cholesterol HDL “tốt”.
  • Hút thuốc làm giảm cholesterol HDL “tốt” (đặc biệt ở phụ nữ) đồng thời làm tăng cholesterol LDL “xấu”.
  • Căng thẳng có thể làm tăng mức độ của một số hormone như corticosteroid, khiến cơ thể tạo ra nhiều cholesterol hơn.
  • Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần.

Di truyền

Một số người có thể tăng cholesterol LDL “xấu” do đột biến gen hoặc biến đổi di truyền kế thừa từ cha mẹ, như bệnh tăng cholesterol gia đình. Nếu một người có tiền sử gia đình bị cholesterol cao, cơ thể nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu hoặc phân hủy trong gan.

Bệnh lý

Một số bệnh lý có thể làm tăng cholesterol LDL hoặc giảm cholesterol HDL.

  • Suy thận mãn tính
  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm HIV
  • Suy giáp
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Đa u tủy
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Thừa cân hoặc béo phì

Thuốc tây

Một số loại thuốc điều trị có thể làm tăng cholesterol LDL “xấu” hoặc giảm cholesterol HDL “tốt”.

  • Thuốc kháng virus điều trị HIV
  • Thuốc trị loạn nhịp tim như amiodarone
  • Thuốc chẹn beta để giảm đau thắt ngực hoặc điều trị huyết áp cao
  • Thuốc hóa trị để điều trị ung thư
  • Thuốc lợi tiểu như thiazide để điều trị huyết áp cao
  • Thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine để điều trị viêm nhiễm hoặc ngăn ngừa đào thải sau khi cấy ghép nội tạng
  • Retinoids để điều trị mụn trứng cá
  • Steroid như prednisone để điều trị các bệnh viêm bao gồm lupus, viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến

Nguy cơ cholesterol cao

Nguy cơ tăng cholesterol còn có thể do tuổi tác, tiền sử gia đình và di truyền, chủng tộc hoặc giới tính.

Tuổi tác

Cholesterol cao có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cholesterol cao phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi từ 40 đến 59. Khi cơ thể lão hóa, quá trình trao đổi chất cũng thay đổi theo, hệ quả gan dần suy giảm khả năng loại bỏ cholesterol LDL “xấu” so với thời trẻ. Những thay đổi bình thường này có thể làm tăng nguy cơ phát triển cholesterol cao theo tuổi tác.

Tiền sử gia đình và di truyền

Các thành viên trong gia đình thường có mức cholesterol tương tự nhau, cho thấy gen di truyền có thể làm tăng nguy cơ cholesterol không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, gen còn có thể làm tăng nguy cơ mắc một loại cholesterol “xấu” khác. Mức lipoprotein-a (hay Lp(a)) cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngay cả khi các cholesterol khác bình thường. Gen di truyền quyết định mức Lp(a) nên nó ít thay đổi từ khi sinh ra đến lúc già.

Lp(a) thường không nằm trong bảng xét nghiệm lipid thông thường. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm Lp(a) nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch như đau tim, hoặc chưa rõ bệnh sử của gia đình. Nếu kết quả Lp(a) cao, bác sĩ có thể kê thuốc statin để ngăn ngừa bệnh tim mạch ngay cả khi mức cholesterol khác ở mức bình thường.

Sắc tộc

Chủng tộc hoặc dân tộc có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị cholesterol trong máu cao.

  • Nhìn chung, người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha thường có mức cholesterol toàn phần cao hơn các nhóm khác.
  • Người Mỹ gốc Á, bao gồm cả những người gốc Ấn Độ, Philippines, Nhật Bản và Việt Nam nhiều khả năng có cholesterol LDL “xấu” hơn các nhóm khác.
  • Người Mỹ gốc Tây Ban Nha nhiều khả năng có mức cholesterol HDL “tốt” thấp hơn các nhóm khác.
  • Người Mỹ gốc Phi nhiều khả năng có mức cholesterol HDL “tốt” hơn các nhóm khác. Tuy nhiên, họ lại có nhiều yếu tố nguy cơ khác như huyết áp cao, béo phì hoặc tiểu đường.

Giới tính

Nam giới từ 20 đến 39 tuổi có nguy cơ bị cholesterol toàn phần cao hơn phụ nữ, trong khi phụ nữ có nhiều khả năng bị cholesterol cao hơn nam giới ở các độ tuổi khác. Phụ nữ thường có mức cholesterol HDL “tốt” cao hơn.

Các tình trạng và thuốc có thể làm tăng nguy cơ cholesterol cao ở phụ nữ bao gồm:

  • Thời kỳ mãn kinh làm giảm nội tiết tố có tác dụng chống lại cholesterol cao. Sau khi mãn kinh, mức cholesterol LDL toàn phần và “xấu” của phụ nữ thường tăng lên, trong khi mức cholesterol HDL “tốt” giảm xuống.
  • Mang thai có thể làm mức cholesterol tổng tăng lên, nhưng thường chưa đủ để gây ra các vấn đề cho phụ nữ hoặc thai nhi. Thông thường, mức cholesterol trở lại bình thường sau khi sinh.
  • Thuốc tránh thai. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc tránh thai đều ảnh hưởng đến mức cholesterol và tác dụng nhẹ.

Hậu quả do cholesterol cao

Mức cholesterol LDL “xấu” cao thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng, vì vậy hầu hết mọi người không biết mắc bệnh cho đến khi khám sức khỏe định kỳ. Mức độ cholesterol rất cao có thể gây ra mụn mỡ trên da gọi là xanthomas, hoặc các vòng màu trắng xám xung quanh giác mạc trong mắt gọi là viêm giác mạc. Những bệnh này chủ yếu xuất hiện ở những người bị tăng cholesterol gia đình.

Cholesterol cao không được chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.

Cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, khi các mảng bám tích tụ trong các mạch máu khắp cơ thể. Theo thời gian, lượng cholesterol cao trong máu không được kiểm soát có thể gây ra các bệnh tim hoặc mạch máu sau:

  • Bệnh động mạch cảnh
  • Bệnh tim mạch vành gây đau ngực (đau thắt ngực)
  • Đau tim
  • Bệnh động mạch ngoại vi
  • Đột quỵ
  • Ngưng tim đột ngột

Bác sĩ có thể tính toán khả năng mắc một trong những biến chứng này trong 10 năm tới hoặc trong suốt cuộc đời của một người. Ví dụ: Công cụ ước tính bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch (ASCVD) xem xét mức cholesterol, tuổi, giới tính, chủng tộc và huyết áp. Nó cũng ảnh hưởng đến việc có hút thuốc hay dùng thuốc để kiểm soát huyết áp cao hoặc cholesterol hay không.

Người bệnh cần nói chuyện với bác sĩ về mức cholesterol và nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Hiểu rõ mức độ rủi ro sẽ giúp bác sĩ quyết định xem có cần dùng thuốc để điều trị cholesterol cao hay không và những thay đổi lối sống lành mạnh nào bạn có thể cần thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Để điều trị các biến chứng, người bệnh có thể cần thay đổi lối sống, thuốc, phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác có lợi cho tim mạch. Một số thiết bị y tế như stent mở động mạch bị hẹp hoặc máy tạo nhịp tim để điều chỉnh rối loạn nhịp tim có thể giúp trái tim khỏe mạnh.

Chẩn đoán cholesterol cao

Cholesterol cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng, nên có thể đo mức cholesterol bằng xét nghiệm máu. Thời điểm và tần suất xét nghiệm tùy thuộc vào độ tuổi, các yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình. Các khuyến nghị chung như sau:

Đối với những người từ 19 tuổi trở xuống:

  • Xét nghiệm lần đầu ở độ tuổi từ 9 đến 11
  • Trẻ em nên kiểm tra lại sau mỗi 5 năm
  • Có thể xét nghiệm từ 2 tuổi nếu tiền sử gia đình bị cholesterol cao, đau tim hoặc đột quỵ

Đối với những người từ 20 tuổi trở lên:

  • Người trưởng thành nên kiểm tra 5 năm một lần
  • Đàn ông từ 45 đến 65 tuổi và phụ nữ từ 55 đến 65 tuổi nên khám mỗi 1 đến 2 năm

Điều trị cholesterol cao

Cholesterol “xấu” cao có thể điều trị bằng các loại thuốc và thay đổi lối sống có lợi cho tim mạch. Những người bị tăng cholesterol gia đình có thể cần các liệu pháp đặc biệt.

Nếu một bệnh lý hoặc thuốc gây ra vấn đề về cholesterol, bác sĩ sẽ tập trung điều trị bệnh hoặc thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng.

Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về mức cholesterol, nguy cơ phát triển bệnh tim mạch hoặc các bệnh lý khác do lối sống. Bác sĩ sẽ tư vấn về lợi ích và tác dụng phụ của thuốc giảm cholesterol và lập một kế hoạch điều trị phù hợp.

Lối sống lành mạnh

Để giảm cholesterol LDL, hãy áp dụng một lối sống lành mạnh như sau:

  • Ăn uống lành mạnh bao gồm hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có nhiều trong thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa và đồ ăn vặt hoặc món tráng miệng đóng gói như snack. Nên ăn cá có nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, các loại hạt và dầu thực vật như ô liu, ăn ngũ cốc, trái cây và rau quả, đống thời giảm thiểu các loại carbohydrate tinh chế như đường.
  • Vận động thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe khi đạt được khối lượng hoạt động khuyến nghị mỗi tuần. Tập thể dục đều đặn có thể giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính đồng thời tăng cholesterol HDL “tốt”.
  • Quản lý cân nặng. Nếu bị cholesterol cao và thừa cân hoặc béo phì, cá nhân có thể cải thiện sức khỏe bằng cách giảm cân. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị thừa cân và béo phì có thể giảm cholesterol LDL “xấu” và tăng cholesterol HDL “tốt” bằng cách giảm chỉ từ 3% đến 5% trọng lượng cơ thể.
  • Quản lý căng thẳng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi khi căng thẳng mãn tính có thể làm tăng mức cholesterol LDL và giảm mức cholesterol HDL.
  • Bỏ thuốc lá
  • Ngủ đủ giấc và chất lượng, khuyến nghị người lớn ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày.
  • Hạn chế rượu bia

Các loại thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hạ chlesterol tùy thuộc vào nguy cơ mắc các biến chứng như đau tim và đột quỵ hoặc hiệu quả giảm cholesterol chỉ bằng thay đổi lối sống.

Nếu bác sĩ kê đơn thuốc như một phần của kế hoạch điều trị, hãy đảm bảo tiếp tục thay đổi lối sống lành mạnh. Kết hợp cả thuốc và thay đổi lối sống có thể kiểm soát mức cholesterol hiệu quả.

Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị chlesterol cao, như sau:

  • Statin là loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị cholesterol cao. Các nghiên cứu cho thấy statin làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ ở những người có cholesterol LDL cao. Statin thường không gây ra tác dụng phụ, nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tác dụng phụ này chủ yếu xảy ra ở những người đã có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường như những người bị tiền tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì hoặc rối loạn chuyển hóa. Statin cũng có thể ảnh hưởng kết quả xét nghiệm men gan, nhưng tổn thương gan thực tế là cực kỳ hiếm. Các tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm tổn thương cơ.
  • Ezetimibe có thể được sử dụng nếu bị tăng cholesterol gia đình, nếu statin gây ra tác dụng phụ hoặc điều trị statin và thay đổi lối sống không làm giảm đủ mức LDL “xấu”. Trong một số trường hợp hiếm hoi, ezetimibe có thể gây tổn thương gan.
  • Thuốc cô lập axit mật có thể được kê đơn nếu bệnh nhân không thể dùng statin hoặc nếu cần giảm cholesterol nhiều hơn khi kết hợp với statin. Thuốc có thể gây tiêu chảy, làm cho một số loại thuốc khác kém hiệu quả hơn hoặc làm tăng mức cholesterol trung tính.
  • Thuốc ức chế PCSK9 tiêm dưới da 2 hoặc 4 tuần một lần. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế PCSK9 và statin nếu bệnh nhân có nguy cơ cao bị các biến chứng như đau tim hoặc đột quỵ, hoặc bị tăng cholesterol gia đình. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là ngứa, đau hoặc sưng tại nơi tiêm thuốc.
  • Lomitapide có thể được kê đơn nếu bị tăng cholesterol gia đình. Nếu dùng lomitapide, bác sĩ sẽ kiểm tra men gan thường xuyên, vì thuốc có thể gây tổn thương gan. Bác sĩ cũng sẽ khuyến nghị bổ sung vitamin E và các chất bổ sung khác.
  • Mipomersen cũng có thể được sử dụng để điều trị tăng cholesterol gia đình. Bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra gan vì nguy cơ tổn thương gan.

Tài liệu tham khảo

  1. Nemours Foundation. What's Cholesterol? Retrieved October 23, 2021 from https://kidshealth.org/en/kids/cholesterol.html
  2. U.S National Library of Medicine. Cholesterol testing and results. Retrieved October 23, 2021 from https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000386.htm
  3. American Heart Association. Common Misconceptions about Cholesterol. Retrieved October 23, 2021 from https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/about-cholesterol/common-misconceptions-about-cholesterol
  4. National Institutes of Health. Control Your Cholesterol: Protect Yourself from Heart Attack and Stroke. Retrieved October 23, 2021 from https://newsinhealth.nih.gov/2019/02/control-your-cholesterol
  5. National Human Genome Research Institute. Learning about Familial Hypercholesterolemia From the National Institutes of Health. Retrieved October 23, 2021 from https://www.genome.gov/Genetic-Disorders/Familial-Hypercholesterolemia
  6. National Institute of General Medical Sciences. Big, Fat World of Lipids From the National Institutes of Health. Retrieved October 23, 2021 from https://www.nigms.nih.gov/education/Inside-Life-Science/Pages/the-big-fat-world-of-lipids.aspx
  7. National Heart, Lung, and Blood Institute. Blood Cholesterol From the National Institutes of Health. Retrieved October 23, 2021 from https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/blood-cholesterol
  8. U.S National Library of Medicine. Cholesterol. Retrieved October 23, 2021 from https://medlineplus.gov/cholesterol.html
  9. Centers for Disease Control and Prevention. High Cholesterol Facts. Retrieved October 23, 2021 from https://www.cdc.gov/cholesterol/facts.htm
  10. Merck & Co., Inc. Overview of Cholesterol and Lipid Disorders. Retrieved October 23, 2021 from https://www.merckmanuals.com/home/hormonal-and-metabolic-disorders/cholesterol-disorders/overview-of-cholesterol-and-lipid-disorders

Mục: Sức khỏe

10 cách giảm huyết áp hiệu quả không dùng thuốc
Bệnh gút (gout)

Bài viết liên quan

  • 10 cách giảm huyết áp hiệu quả không dùng thuốc

    Sức khỏe
  • Viêm phế quản

    Sức khỏe
  • Ung thư phổi

    Ung thư phổi
  • Bệnh Alzheimer

    Đột biến trội
  • Nguyên nhân gây ung thư

    Cơ bản về ung thư
  • Bệnh Parkinson

    Sức khỏe

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope