• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
Hội chứng Wagner
Thư viện Sức khỏeBệnh di truyềnĐột biến trội

Hội chứng Wagner

Hội chứng Wagner (Wagner syndrome) gây giảm thị lực dần theo thời gian. Triệu chứng khởi phát ở trẻ dưới 7 tuổi nhưng không rõ ràng.

Biểu hiện lâm sàng

Người bệnh có mô võng mạc mỏng và tách ra khỏi phía sau mắt. Các mạch máu trong võng mạc có thể bất thường. Theo thời gian, võng mạc và màng đệm thoái hóa.

bong-võng-mạc
Ảnh: Bong võng mạc
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Một số trường hợp bị mờ mắt do hố thị giác lạc chỗ, trong đó phần võng mạc chịu trách nhiệm thị lực trung tâm sắc nét bị lệch khỏi vị trí. Ngoài ra, thủy tinh thể loãng và chảy nước. Người mắc hội chứng Wagner phát triển chứng đục thủy tinh thể . Người bệnh có thể bị cận thị , quáng gà tiến triển hoặc thu hẹp tầm nhìn của họ.

duc-thuy-tinh-the

Ảnh: Đục thủy tinh thể
Nguồn: U.S National Library of Medicine

can-thi

Ảnh: Cận thị
Nguồn: Encyclopaedia Britannica

Suy giảm thị lực ở những người mắc hội chứng Wagner có thể thay đổi từ thị lực bình thường đến mất thị lực hoàn toàn ở cả hai mắt.

Độ phổ biến

Hội chứng Wagner hiếm gặp, do đó hiện nay tỷ lệ mắc bệnh vẫn chưa được thống kê cụ thể. Khoảng 300 trường hợp mắc bệnh đã được mô tả trên toàn thế giới, trong đó 50% số người bệnh đến từ Hà Lan.

Nguyên nhân

Đột biến gen VCAN gây ra hội chứng Wagner. Gen VCAN cung cấp hướng dẫn tạo ra protein versican trong chất nền ngoại bào - mạng tinh thể phức tạp gồm nhiều protein và các phân tử khác hình thành trong khoảng trống giữa các tế bào. Trong mắt, versican tương tác với các protein khác nhằm duy trì cấu trúc và tính nhất của thủy tinh thể.

Đột biến gen VCAN gây ra hội chứng Wagner khiến lượng versica trong thủy tinh thể không đủ, do đó, chất nền ngoại bào không ổn định. Điều này ảnh hưởng đến các vùng khác của mắt và góp phần gây ra những vấn đề về thị lực của bệnh. Người ta vẫn chưa hiểu vì sao đột biến gen VCAN chỉ ảnh hưởng đến thị lực.

Cùng chuyên mục

  • Đột biến gen là gì?
  • Có những loại đột biến nào?
  • Có phải tất cả đột biến gen đều gây bệnh?
  • Bất thường nhiễm sắc thể là gì?
  • Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ảnh hưởng thế nào?

Xem thêm Đột biến gen và sức khỏe

Chẩn đoán

Phần lớn người bệnh có tiền sử mắc bệnh trong gia đình. Những trường hợp còn lại nên được kiểm tra sức khỏe, biểu hiện lâm sàng cụ thể và xét nghiệm di truyền tìm đột biến gen VCAN liên quan đến bệnh.

Một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định:

  • Điện não đồ
  • Đo thị lực
  • Chụp cắt lớp võng mạc

Điều trị

Vết rách võng mạc chưa tiến triển thành bong, bác sĩ có thể chỉ định những thủ thuật để ngăn ngừa bong võng mạc và duy trì thị lực.

  • Phẫu thuật laser: đưa một chùm tia laser vào mắt thông qua đồng tử. Tia laser đốt cháy xung quanh vết rách, rồi tạo sẹo nhằm cố định võng mạc với mô bên dưới.
  • Cropexy (làm lạnh cường độ cao): sau khi mắt được gây tê, bác sĩ dùng một đầu dò đông lạnh chạm vào vết rách nhằm tạo sẹo, cố định võng mạc với mô bên dưới.
cropexy
Ảnh: Cropexy (Phẫu thuật lạnh)
Nguồn: U.S National Library of Medicine

Khi vết rách võng mạc bong ra, người bệnh được chỉ định một số phẫu thuật khác như:

  • Phương pháp bơm khí: thực hiện hiệu quả đối với vết bong nhỏ và dễ đóng lại. Bác sĩ bơm một bong bóng khí nhỏ vào thủy dịch. Bóng khí ép vào phần trên của võng mạc, làm vết rách đóng lại. Người bệnh cần giữ đầu tại một vị trí nhất định trong vài ngày để giữ bong bóng đúng vị trí. Sau một tuần, bóng khí tự tiêu biến. Bác sĩ có thể thực hiện kết hợp với phẫu thuật laser hoặc Cryopexy.
  • phuong-phap-bom-khi-dieu-tri-vong-mac
    Ảnh: Phương pháp bơm khí điều trị bong võng mạc
    Nguồn: Mayo Foundation for Medical Education and Research
  • Phẫu thuật ấn độn củng mạc: Bác sĩ khâu một dải băng silicon nhỏ quanh màng cứng (tròng trắng của mắt). Dải băng đẩy nhẹ thành mắt áp sát về phía vết rách hoặc bong cho đến khi võng mạc lành lại. Dải băng này vô hình và được gắn vĩnh viễn. Phương pháp này hay được sử dụng ở những người trẻ cận thị nặng, rách võng mạc không ở quá phía sau hậu cực hoặc không có quá nhiều lỗ rách.
  • Phẫu thuật cắt dịch kính: bác sĩ loại bỏ dịch kính, rồi thay thế bằng bong bóng khí hoặc dầu, giúp mắt duy trì dạng hình cầu. Sau phẫu thuật, người bệnh nên giữ đầu tại một tư thế cố định khoảng 1 tuần.

Trường hợp đục thủy tinh thể được điều trị bằng phacoemulsization và cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo.

Cùng chuyên mục

  • Bệnh di truyền là gì?
  • Bệnh di truyền có chữa được không?
  • Bệnh di truyền được chẩn đoán thế nào?
  • Tư vấn di truyền học là gì?
  • Tại sao tôi cần tư vấn di truyền học?

Xem thêm Tư vấn di truyền

Dạng di truyền

Bệnh di truyền theo kiểu trội trên nhiễm sắc thể thường. Do đó, một bản sao của gen trong mỗi tế bào đủ để gây ra bệnh.

Di truyền gen trội
Ảnh: Sơ đồ di truyền gen trội từ cha mẹ sang con
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Cùng chuyên mục

  • Bất thường nhiễm sắc thể có di truyền không?
  • Bệnh di truyền trong gia đình là gì?
  • Bệnh sử gia đình quan trọng như thế nào?
  • Di truyền gen lặn

Xem thêm Di truyền trong gia đình

Phòng ngừa

Bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh, con sinh ra sẽ có 50% khả năng di truyền bệnh. Do đó, để bảo đảm 100% khả năng con không bị bệnh, cha mẹ có thể chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF và sàng lọc phôi PGS/PGD. Các thành viên trong gia đình nên khám sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ nếu có thành viên mắc bệnh. Các cặp vợ chồng trước khi mang thai cần tư vấn và xét nghiệm di truyền đảm bảo sinh con khỏe mạnh.

Các tên gọi khác

  • Hyaloideoretinal degeneration of Wagner
  • VCAN-related vitreoretinopathy
  • Wagner disease
  • Wagner vitreoretinal degeneration
  • Wagner vitreoretinopathy
  • Erosive vitreoretinopathy

Tài liệu tham khảo

  1. Genetic Testing Information. Wagner syndrome. Retrieved February 27, 2023 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/gtr/conditions/C1840452/
  2. Genetic and Rare Diseases Information Center. Wagner syndrome. Retrieved February 27, 2023 from https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/7871/wagner-syndrome
  3. Catalog of Genes and Diseases from OMIM. WAGNER VITREORETINOPATHY. Retrieved February 27, 2023 from https://omim.org/entry/143200
  4. U.S National Library of Medicine. Wagner syndrome. Retrieved February 27, 2023 from https://medlineplus.gov/genetics/condition/wagner-syndrome/
  5. MalaCards. Wagner Vitreoretinopathy (WGVRP). Retrieved February 27, 2023 from https://www.malacards.org/card/wagner_vitreoretinopathy
  6. National Organization for Rare Disorders. Wagner syndrome. Retrieved February 27, 2023 from https://rarediseases.org/gard-rare-disease/wagner-syndrome/
  7. Orphanet. Wagner disease. Retrieved February 27, 2023 from https://www.orpha.net/consor/cgi-bin/OC_Exp.php?lng=EN&Expert=898
  8. Kloeckener-Gruissem B, Amstutz C. VCAN-Related Vitreoretinopathy. 2009 Feb 3 [updated 2016 Jan 7]. In: Adam MP, Everman DB, Mirzaa GM, Pagon RA, Wallace SE, Bean LJH, Gripp KW, Amemiya A, editors. GeneReviews(R) [Internet]. Seattle (WA): University of Washington, Seattle; 1993-2023. Available from http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK3821/
  9. Meredith SP, Richards AJ, Flanagan DW, Scott JD, Poulson AV, Snead MP. Clinical characterisation and molecular analysis of Wagner syndrome. Br J Ophthalmol. 2007 May;91(5):655-9. doi: 10.1136/bjo.2006.104406

Mục: Đột biến trội Thẻ: imuta- Bệnh dịch kính–võng mạc

Rối loạn chức năng chất hoạt diện phổi

Bài viết liên quan

  • Bạch tạng mắt

    Bệnh liên kết NST X
  • Bệnh CLN5

    Đột biến lặn
  • Bệnh bradyopsia

    Đột biến lặn
  • Hội chứng Hermansky-Pudlak

    Đột biến lặn
  • Hội chứng Bardet-Biedl

    Đột biến lặn
  • Chứng mù bẩm sinh Leber

    Đột biến lặn

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope