• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
benh-nhan-pompe
Thư viện Sức khỏeBệnh di truyềnĐột biến lặn

Bệnh Pompe

Pompe còn gọi là bệnh dự trữ glycogen loại 2, là một bệnh di truyền làm tích tụ đường glycogen trong các tế bào của cơ thể. Glycogen tích tụ làm suy giảm khả năng hoạt động bình thường của một số cơ quan và mô đặc biệt là cơ bắp dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim. Nguyên nhân do đột biến trên gen GAA.

Biểu hiện lâm sàng

Các nhà nghiên cứu đã mô tả 3 loại bệnh Pompe theo mức độ nghiêm trọng và độ tuổi xuất hiện bao gồm: khởi phát ở trẻ sơ sinh cổ điển, khởi phát ở trẻ sơ sinh không cổ điển và khởi phát muộn.

Dạng cổ điển của bệnh Pompe khởi phát ở trẻ sơ sinh bắt đầu trong vòng vài tháng sau khi sinh. Trẻ bị yếu cơ, trương lực kém, gan to và dị tật tim. Ngoài ra, trẻ còn có thể chậm tăng cân và gặp các vấn đề về hô hấp. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến tử vong do suy tim khi được 12 đến 18 tháng tuổi.

Dạng không cổ điển của bệnh Pompe khởi phát ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi được 1 tuổi. Các biểu hiện đặc trưng gồm chậm vận động (lật và ngồi), yếu cơ tiến triển, tim to bất thường nhưng không bị suy tim. Yếu cơ dẫn đến các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng nên hầu hết trẻ chỉ sống được vài năm.

Bệnh Pompe khởi phát muộn thường nhẹ hơn các dạng khởi phát ở trẻ sơ sinh và ít liên quan đến tim. Hầu hết những người mắc bệnh Pompe khởi phát muộn đều bị yếu cơ dần dần, đặc biệt là ở chân và thân, bao gồm cả các cơ kiểm soát hơi thở. Khi bệnh tiến triển có thể dẫn đến suy hô hấp.

Độ phổ biến

Bệnh Pompe ảnh hưởng đến khoảng 1/40.000 người tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi giữa các nhóm quần thể khác nhau.

Nguyên nhân

Gen GAA nằm trên nhiễm sắc thể số 17, cung cấp các hướng dẫn để sản xuất một loại enzyme gọi là axit alpha-glucosidase (axit maltase). Enzyme này hoạt động trong lysosome, là trung tâm tái chế trong tế bào. Axit alpha-glucosidase có chức năng phân giải glycogen thành đường đơn glucose, tạo thành nguồn năng lượng chính cho hầu hết các tế bào.

Các đột biến trên gen GAA cản trở axit alpha-glucosidase phân hủy glycogen, nên glycogen tích tụ dần đến mức gây độc hại trong lysosome. Kết quả là nhiều cơ quan và mô trên khắp cơ thể đặc biệt là các cơ bị tổn hại, dẫn đến những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Pompe.

Cùng chuyên mục

  • Đột biến gen là gì?
  • Có những loại đột biến nào?
  • Có phải tất cả đột biến gen đều gây bệnh?
  • Bất thường nhiễm sắc thể là gì?
  • Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ảnh hưởng thế nào?

Xem thêm Đột biến gen và sức khỏe

Điều trị

Những người mắc bệnh Pompe cần được theo dõi bởi các chuyên gia liên ngành (như bác sĩ tim mạch, bác sĩ thần kinh và bác sĩ trị liệu hô hấp) để có thể chăm sóc và điều trị triệu chứng. Phát hiện gen GAA mang tính đột phá trong việc tìm hiểu các cơ chế sinh học và đặc tính của enzyme GAA. Liệu pháp thay thế enzyme đã được phát triển trong các thử nghiệm lâm sàng với bệnh nhân khởi phát sơ sinh, có tác dụng giảm kích thước tim, duy trì chức năng tim bình thường, cải thiện chức năng cơ và giảm tích tụ glycogen. FDA đã phê duyệt thuốc alglucosidase alfa (Myozyme) để điều trị bệnh Pompe loại 2. Myozyme là một dạng GAA — enzyme bị thiếu hụt hoặc suy giảm ở người bệnh. Thuốc thường được dùng qua đường truyền tĩnh mạch cách tuần. Myozyme đã thành công đáng kể trong việc đảo ngược tổn thương cơ tim và cải thiện tuổi thọ ở trẻ sơ sinh. Một loại thuốc alglucosidase alfa khác được gọi là Lumizyme cũng đã được phê duyệt để điều trị bệnh.

Cùng chuyên mục

  • Bệnh di truyền là gì?
  • Bệnh di truyền có chữa được không?
  • Bệnh di truyền được chẩn đoán thế nào?
  • Tư vấn di truyền học là gì?
  • Tại sao tôi cần tư vấn di truyền học?

Xem thêm Tư vấn di truyền

Dạng di truyền

Bệnh Pompe được di truyền theo kiểu lặn trên nhiễm sắc thể thường, nghĩa là cần phải có cả hai bản sao của gen đều mang đột biến. Bố mẹ của người bệnh mang một bản sao của gen đột biến, nhưng thường không biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này.

Di truyền gen lặn
Ảnh: Sơ đồ di truyền gen lặn từ cha mẹ sang con
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Cùng chuyên mục

  • Bất thường nhiễm sắc thể có di truyền không?
  • Bệnh di truyền trong gia đình là gì?
  • Bệnh sử gia đình quan trọng như thế nào?
  • Di truyền gen lặn

Xem thêm Di truyền trong gia đình

Phòng ngừa

Bệnh di truyền theo cơ chế gen lặn rất khó phát hiện ở những người thể mang vì gần như không có biểu hiện rõ ràng, đến khi có con mới biết được thì đã quá muộn. Do đó, các cặp vợ chồng trước khi mang thai cần làm xét nghiệm gen lặn để sàng lọc bệnh Pompe, đảm bảo sinh con khỏe mạnh và lành lặn.

Các tên gọi khác

  • thiếu axit maltase
  • bệnh thiếu axit maltase
  • thiếu alpha-1,4-glucosidase
  • AMD
  • thiếu hụt alpha-glucosidase
  • thiếu GAA
  • bệnh dự trữ glycogen loại II
  • glycogenosis loại II
  • GSD II
  • GSD2

Tài liệu tham khảo

  1. Genetic Testing Information. Pompe disease. Retrieved January 14, 2020 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/gtr/conditions/C0017921/
  2. Catalog of Genes and Diseases from OMIM. GLYCOGEN STORAGE DISEASE II; GSD2. Retrieved January 13, 2021 from https://omim.org/entry/232300/
  3. Genetic and Rare Diseases Information Center. Glycogen storage disease type 2. Retrieved January 14, 2021 from https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/5714/glycogen-storage-disease-type-2
  4. U.S. National Library of Medicine. Pompe disease. Retrieved January 14, 2021 from https://medlineplus.gov/genetics/condition/pompe-disease/
  5. National Institute of Neurological Disorders and Stroke. Pompe disease. Retrieved January 14, 2021 from https://www.ninds.nih.gov/Disorders/All-Disorders/Pompe-Disease-Information-Page

Mục: Đột biến lặn Thẻ: Bệnh tim mạch

Bệnh Wilson
Suy giáp bẩm sinh

Bài viết liên quan

  • Phenylketon niệu (PKU)

    Đột biến lặn
  • Galactosemia – Rối loạn chuyển hóa đường lactose (GAL)

    Đột biến lặn
  • Hội chứng Pendred

    Đột biến lặn
  • Thông minh có do gen di truyền?

    Gen và biểu hiện tính trạng
  • Bệnh Gaucher

    Đột biến lặn
  • Hội chứng Jacobsen

    Bất thường cấu trúc NST

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope