• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
Giảm sản tế bào Leydig
Thư viện Sức khỏeBệnh di truyềnĐột biến lặn

Giảm sản tế bào Leydig

Giảm sản tế bào Leydig (Leydig cell hypoplasia) trong tinh hoàn ảnh hưởng đến quá trình phát triển giới tính nam. Các tế bào Leydig tiết ra hormone sinh dục nam (androgen), hormone này giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển giới tính bình thường của nam giới trước khi sinh và trong tuổi dậy thì.

cấu-trúc-sinh-dục-nam
Ảnh: Cấu trúc sinh dục nam
Nguồn: Terese Winslow

Biểu hiện lâm sàng

Nam giới có kiểu nhiễm sắc thể điển hình (46, XY ), khi mắc bệnh họ sẽ mang nhiều bất thường bộ phận sinh dục như:

Bộ-nhiễm-sắc-thể-bình-thường-ở-nam-giới

Ảnh: Bộ nhiễm sắc thể bình thường ở nam giới
Nguồn: National Cancer Institute

  • Dương vật nhỏ
  • Lỗ niệu đạo nằm dưới dương vật
  • Bìu chia thành hai thùy

Một số trường hợp, cơ quan sinh dục ngoài không nhìn rõ là nam hay nữ.

Độ phổ biến

Giảm sản tế bào Leydig hiếm gặp, do đó hiện nay tỷ lệ mắc bệnh vẫn chưa được thống kê cụ thể.

Nguyên nhân

Đột biến gen LHCGR gây ra giảm sản tế bào Leydig. Gen LHCGR cung cấp hướng dẫn tạo ra protein thụ thể luteinizing hormone/chorionic gonadotropin. Các protein thụ thể này có khả năng liên kết với hormone luteinizing và chorionic gonadotropin nhằm kích hoạt những đường tín hiệu điều chỉnh quá trình phát triển và hoạt động của tế bào. Đối với nam giới, chorionic gonadotropin kích thích phát triển các tế bào Leydig trong tinh hoàn, luteinizing kích hoạt các tế bào Leydig sản xuất nội tiết tố nam bao gồm androgen và testosterone. Đối với nữ giới, hormone luteinizing điều khiển quá trình rụng trứng và chorionic gonadotropin được sản xuất trong thai kỳ giúp duy trì các điều kiện cần thiết để mang thai.

Đột biến gen LHCGR làm mất chức năng của thụ thể luteinizing hormone/ chorionic gonadotropin, nên cơ thể không phản ứng với các hormone này. Nam giới mắc bệnh bị thiếu testosterone, do đó cơ quan sinh dục kém phát triển trong giai đoạn trước sinh và tuổi dậy thì. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào loại đột biến mà bệnh nhân mang.

Cùng chuyên mục

  • Đột biến gen là gì?
  • Có những loại đột biến nào?
  • Có phải tất cả đột biến gen đều gây bệnh?
  • Bất thường nhiễm sắc thể là gì?
  • Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ảnh hưởng thế nào?

Xem thêm Đột biến gen và sức khỏe

Chẩn đoán

Giảm sản tế bào Leydig khiến hình thái bộ phận sinh dục không rõ ràng. Một số bệnh nhân có bộ nhiễm sắc thể nam nhưng bộ phận sinh dục ngoài là nữ. Do đó, bệnh khó phát hiện cho đến tuổi dậy thì.

Người nghi ngờ mắc bệnh cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh bao gồm X-quang, siêu âm, MRI nhằm quan sát cấu trúc bên trong bộ phận sinh dục. Một số xét nghiệm sinh hóa để đánh giá nội tiết tố và lai huỳnh quang tại chỗ phát hiện gen SRY trên nhiễm sắc thể Y (chỉ có ở nam giới) giúp chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm di truyền có thể phát hiện đột biến gen LHCGR gây ra bệnh.

Điều trị

Hiện nay, bệnh chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy vào mức độ nghiêm trọng và triệu chứng cụ thể của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều chỉnh phù hợp, bao gồm:

  • Liệu pháp hormone
  • Phẫu thuật tinh hoàn ẩn
  • Phẫu thuật chỉnh sửa bộ phận sinh dục
  • Công nghệ hỗ trợ sinh sản (đối với người vô sinh)

Cùng chuyên mục

  • Bệnh di truyền là gì?
  • Bệnh di truyền có chữa được không?
  • Bệnh di truyền được chẩn đoán thế nào?
  • Tư vấn di truyền học là gì?
  • Tại sao tôi cần tư vấn di truyền học?

Xem thêm Tư vấn di truyền

Dạng di truyền

Bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Do đó, bệnh chỉ biểu hiện khi có cả hai bản sao của gen đột biến trong mỗi tế bào. Người bệnh thường có cả bố và mẹ mang một bản sao gen đột biến nhưng họ không biểu hiện bệnh.

Di truyền gen lặn
Ảnh: Sơ đồ di truyền gen lặn từ cha mẹ sang con
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Nữ giới mang hai bản sao đột biến nhưng không biểu hiện bệnh do không có tế bào Leydig. Họ có cơ quan sinh dục nữ bình thường, vẫn phát triển các đặc điểm giới tính thứ cấp nhưng có thể hành kinh muộn (sau 16 tuổi) và kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, đột biến gen LHCGR ở nữ cũng ngăn chặn quá trình rụng trứng, dẫn đến vô sinh.

Cùng chuyên mục

  • Bất thường nhiễm sắc thể có di truyền không?
  • Bệnh di truyền trong gia đình là gì?
  • Bệnh sử gia đình quan trọng như thế nào?
  • Di truyền gen lặn

Xem thêm Di truyền trong gia đình

Phòng ngừa

Bệnh có khả năng di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Cha mẹ mang đột biến dị hợp nên gần như không có biểu hiện bệnh, do đó rất khó phát hiện cho đến khi sinh con. Để chủ động phòng ngừa, cha mẹ nên làm xét nghiệm sàng lọc gen lặn để chủ động cho tương lai của con.

Các cặp vợ chồng trước khi mang thai cần tư vấn và xét nghiệm di truyền đảm bảo sinh con khỏe mạnh. Các thành viên trong gia đình nên khám sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ nếu có thành viên mắc bệnh.

Các tên gọi khác

  • 46,XY disorder of sex development due to LH defects
  • LCH
  • Leydig cell agenesis
  • LH resistance due to LH receptor deactivation
  • Male hypergonadotropic hypogonadism due to LHCGR defect
  • 46,XY disorder of sex development due to LH resistance or LHB deficiency
  • 46,XY disorder of sex development due to luteinizing hormone resistance or luteinizing hormone beta subunit deficiency
  • 46,XY DSD due to LH resistance or LHB deficiency
  • 46,XY DSD due to luteinizing hormone resistance or luteinizing hormone beta subunit deficiency
  • Male pseudohermaphroditism due to LH resistance or LHB deficiency
  • Male pseudohermaphroditism due to luteinizing hormone resistance or luteinizing hormone beta subunit deficiency

Tài liệu tham khảo

  1. Genetic Testing Information. Leydig cell agenesis. Retrieved February 14, 2023 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/gtr/conditions/C0266432/
  2. Genetic and Rare Diseases Information Center. Leydig cell hypoplasia. Retrieved February 14, 2023 from https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/3244/leydig-cell-hypoplasia/
  3. Catalog of Genes and Diseases from OMIM. LEYDIG CELL HYPOPLASIA, TYPE I. Retrieved February 14, 2023 from https://omim.org/entry/238320
  4. U.S National Library of Medicine. Leydig cell hypoplasia. Retrieved February 14, 2023 from https://medlineplus.gov/genetics/condition/leydig-cell-hypoplasia/
  5. MalaCards. Leydig Cell Hypoplasia (LCH). Retrieved February 14, 2023 from https://www.malacards.org/card/leydig_cell_hypoplasia
  6. National Organization for Rare Disorders. Leydig cell hypoplasia. Retrieved February 14, 2023 from https://rarediseases.org/gard-rare-disease/leydig-cell-hypoplasia/
  7. Orphanet. Leydig cell hypoplasia. Retrieved February 14, 2023 from https://www.orpha.net/consor/cgi-bin/OC_Exp.php?lng=en&Expert=755
  8. Kossack N, Simoni M, Richter-Unruh A, Themmen AP, Gromoll J. Mutations in a novel, cryptic exon of the luteinizing hormone/chorionic gonadotropin receptor gene cause male pseudohermaphroditism. PLoS Med. 2008 Apr 22;5(4):e88. doi: 10.1371/journal.pmed.0050088
  9. Qiao J, Han B, Liu BL, Chen X, Ru Y, Cheng KX, Chen FG, Zhao SX, Liang J, Lu YL, Tang JF, Wu YX, Wu WL, Chen JL, Chen MD, Song HD. A splice site mutation combined with a novel missense mutation of LHCGR cause male pseudohermaphroditism. Hum Mutat. 2009 Sep;30(9):E855-65. doi: 10.1002/humu.21072
  10. Themmen AP, Verhoef-Post M. LH receptor defects. Semin Reprod Med. 2002 Aug;20(3):199-204. doi: 10.1055/s-2002-35384

Mục: Đột biến lặn Thẻ: imuta-Bất thường cơ quan sinh dục

Bệnh lùn nguyên sinh dạng xương đầu nhỏ loại II
Thiếu men 21-hydroxylase

Bài viết liên quan

  • Xuất tinh chậm ở nam giới

    Sức khỏe sinh sản nam giới
  • Hội chứng FG

    Bệnh liên kết NST X
  • Thiếu ống dẫn tinh hai bên

    Đột biến lặn
  • Hội chứng Aarskog-Scott

    Bệnh liên kết NST X
  • Hội chứng không nhạy cảm với androgen

    Bệnh liên kết NST X
  • Liên giới tính (intersex)

    Sức khỏe

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope