• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
Loạn sản van tim liên kết X
Thư viện Sức khỏeBệnh di truyềnĐột biến lặn

Loạn sản van tim liên-kết-X

Loạn sản van tim liên-kết-X (X-linked cardiac valvular dysplasia) gây ra tình trạng van tim phát triển bất thường. Tim khỏe mạnh có hai van bên trái tim và hai van bên phải, các van này cho phép máu di chuyển qua tim và ngăn máu chảy ngược lại. Người mắc bệnh loạn sản van tim liên-kết-X có một hoặc nhiều van tim dày hơn bình thường nên chúng không thể mở và đóng hoàn toàn khi tim bơm máu. Do đó, người bệnh có lưu lượng máu bất thường và tiếng thổi tim.

giai-phau-tim-binh-thuong
Ảnh: Giải phẫu tim bình thường.
Nguồn: U.S National Library of Medicine.

Biểu hiện lâm sàng

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng loạn sản van tim liên-kết-X biểu hiện khác nhau giữa mỗi người bệnh. Trường hợp nhẹ, người bệnh không có vấn đề sức khỏe. Bệnh biểu hiện nghiêm trọng hơn khi van tim dày và đóng không hoàn toàn làm rò rỉ máu. Rò rỉ van (hở van) thường ảnh hưởng đến van hai lá, van nối hai buồng tim bên trái hoặc van động mạch chủ, van điều chỉnh lưu lượng máu từ tim vào động mạch chủ. Hở van tim khiến tim đập mạnh hơn để bơm máu khắp cơ thể. Do đó, người bệnh bị đau ngực, khó thở hoặc chóng mặt.

Trong chứng loạn sản van tim liên-kết-X, van hai lá hoặc van động mạch chủ cũng có thể bị yếu hoặc mềm, do đó van tim không thể dày lên khiến van bị hở.

Các biến chứng hiếm gặp khác của bệnh bao gồm viêm nội tâm mạc, cục máu đông bất thường hoặc đột quỵ.

Độ phổ biến

Loạn sản van tim liên-kết-X là bệnh di truyền hiếm gặp, do đó hiện nay tỷ lệ mắc bệnh vẫn chưa được thống kê cụ thể. Khoảng 3% dân số có dị tật van tim, trong đó một phần nhỏ liên quan đến chứng loạn sản van tim liên-kết-X. Tỷ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn nữ giới.

Nguyên nhân

Đột biến gen FLNA gây ra loạn sản van tim liên-kết-X. Gen FLNA cung cấp hướng dẫn sản xuất protein filamin A, protein này giúp xây dựng mạng lưới các sợi protein tạo nên khung tế bào. Filamin A chủ yếu liên kết với protein actin. Với cấu trúc này, tế bào có khả năng thay đổi hình dạng linh hoạt khi di chuyển. Ngoài ra, filamin A còn nắm vai trò tổ chức ma trận ngoại bào, bao gồm protein và các phân tử khác bên ngoài tế bào. Chúng neo tế bào vào ma trận ngoại bào nhằm đảm bảo tế bào được định vị chính xác và truyền tín hiệu giữa tế bào thông qua ma trận ngoại bào.

khung-te-bao
Ảnh: Khung tế bào
Nguồn: Judith Stoffer

Để đảm bảo quá trình phát triển của van tim bình thường, các tế bào trong ma trận ngoại bào cần được tổ chức chính xác. Đột biến gen FLNA làm giảm khả năng liên kết của protein với actin và các protein khác trong tế bào. Do đó, khung tế bào bị suy yếu ảnh hưởng đến khả năng đóng mở của van khi tim bơm máu. Đồng thời, chất nền ngoại bào tạo ra các protein dư thừa khiến các van dày hơn, từ đó góp phần làm giảm khả năng đóng mở bình thường của van tim.

Filamin A còn giữ nhiều vai trò trong các tế bào tạo nên nhiều mô trong cơ thể. Người ta vẫn chưa hiểu tại sao van tim là mô duy nhất bị ảnh hưởng bởi đột biến gen FLNA gây ra chứng loạn sản van tim liên kết với nhiễm sắc thể X.

Cùng chuyên mục

  • Đột biến gen là gì?
  • Có những loại đột biến nào?
  • Có phải tất cả đột biến gen đều gây bệnh?
  • Bất thường nhiễm sắc thể là gì?
  • Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ảnh hưởng thế nào?

Xem thêm Đột biến gen và sức khỏe

Chẩn đoán

Bệnh có thể được chẩn đoán trước hoặc sau khi sinh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh vào khoảng 30-40 tuổi vì dị dạng van tim biểu hiện chậm.

Điều trị

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh loạn sản van tim liên kết X. Một số biện pháp y tế nhằm giảm triệu chứng của bệnh.

Cùng chuyên mục

  • Bệnh di truyền là gì?
  • Bệnh di truyền có chữa được không?
  • Bệnh di truyền được chẩn đoán thế nào?
  • Tư vấn di truyền học là gì?
  • Tại sao tôi cần tư vấn di truyền học?

Xem thêm Tư vấn di truyền

Dạng di truyền

Bệnh xảy ra do đột biến gen FLNA di truyền theo kiểu lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X, do đó một bản sao của gen FLNA đột biến trong mỗi tế bào đủ gây ra suy thận và các triệu chứng nghiêm trọng khác của bệnh. Người cha bị bệnh không truyền tính trạng này cho con trai. Ở phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X, đột biến tại một bản sao của gen FLNA thường chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ.

bo-nhiem-sac-the-gioi-tinh-X-va-Y
Ảnh: Bộ nhiễm sắc thể giới tính X và Y
Nguồn: U.S National Library of Medicine

Cùng chuyên mục

  • Bất thường nhiễm sắc thể có di truyền không?
  • Bệnh di truyền trong gia đình là gì?
  • Bệnh sử gia đình quan trọng như thế nào?
  • Di truyền gen lặn

Xem thêm Di truyền trong gia đình

Phòng ngừa

Bệnh có cơ chế di truyền liên kết X phức tạp nên khó phát hiện ở những người phụ nữ mang gen bệnh cho đến khi sinh con. Để chủ động phòng ngừa, cha mẹ nên làm xét nghiệm sàng lọc gen lặn để chủ động cho tương lai của con. Các cặp vợ chồng trước khi mang thai cần tư vấn và xét nghiệm di truyền đảm bảo sinh con khỏe mạnh. Phụ nữ mang gen gây bệnh cần khám sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ.

Các tên gọi khác

  • Congenital valvular heart disease
  • CVD1
  • Filamin-A-associated myxomatous mitral valve disease
  • Filamin-A-related myxomatous mitral valve dystrophy
  • X-linked myxomatous valvular dystrophy
  • XMVD
  • Valvular heart disease, congenital
  • Myxomatous valvular dystrophy, X-linked

Tài liệu tham khảo

  1. Genetic and Rare Diseases Information Center. X-linked cardiac valvular dysplasia. Retrieved January 09, 2023 from https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/1096/x-linked-cardiac-valvular-dysplasia
  2. Catalog of Genes and Diseases from OMIM. CARDIAC VALVULAR DYSPLASIA, X-LINKED. Retrieved January 09, 2023 from https://omim.org/entry/314400
  3. U.S National Library of Medicine. X-linked cardiac valvular dysplasia. Retrieved January 09, 2023 from https://medlineplus.gov/genetics/condition/x-linked-cardiac-valvular-dysplasia/
  4. MalaCards. Cardiac Valvular Dysplasia, X-Linked (CVDPX). Retrieved January 09, 2023 from https://www.malacards.org/card/cardiac_valvular_dysplasia_x_linked
  5. National Organization for Rare Disorders. X-linked cardiac valvular dysplasia. Retrieved January 09, 2023 from https://rarediseases.org/gard-rare-disease/x-linked-cardiac-valvular-dysplasia/
  6. Orphanet. FLNA-related X-linked myxomatous valvular dysplasia. Retrieved January 09, 2023 from https://www.orpha.net/consor/cgi-bin/OC_Exp.php?lng=EN&Expert=555877
  7. Bernstein JA, Bernstein D, Hehr U, Hudgins L. Familial cardiac valvulopathy due to filamin A mutation. Am J Med Genet A. 2011 Sep;155A(9):2236-41. doi: 10.1002/ajmg.a.34132.
  8. Lardeux A, Kyndt F, Lecointe S, Marec HL, Merot J, Schott JJ, Le Tourneau T, Probst V. Filamin-a-related myxomatous mitral valve dystrophy: genetic, echocardiographic and functional aspects. J Cardiovasc Transl Res. 2011 Dec;4(6):748-56. doi: 10.1007/s12265-011-9308-9.
  9. Sauls K, de Vlaming A, Harris BS, Williams K, Wessels A, Levine RA, Slaugenhaupt SA, Goodwin RL, Pavone LM, Merot J, Schott JJ, Le Tourneau T, Dix T, Jesinkey S, Feng Y, Walsh C, Zhou B, Baldwin S, Markwald RR, Norris RA. Developmental basis for filamin-A-associated myxomatous mitral valve disease. Cardiovasc Res. 2012 Oct 1;96(1):109-19. doi: 10.1093/cvr/cvs238.
  10. Duval D, Lardeux A, Le Tourneau T, Norris RA, Markwald RR, Sauzeau V, Probst V, Le Marec H, Levine R, Schott JJ, Merot J. Valvular dystrophy associated filamin A mutations reveal a new role of its first repeats in small-GTPase regulation. Biochim Biophys Acta. 2014 Feb;1843(2):234-44. doi: 10.1016/j.bbamcr.2013.10.022.

Mục: Đột biến lặn Thẻ: imuta-Bệnh tim bẩm sinh

Bệnh dự trữ glycogen loại I
Bệnh vi nhung mao thể vùi

Bài viết liên quan

  • Bệnh tim bẩm sinh nặng

    Sức khỏe
  • Bệnh Danon

    Bệnh liên kết NST X
  • Hội chứng Patau

    Bất thường số lượng NST
  • Tăng cholesterol gia đình

    Đột biến trội
  • Hội chứng cardiofaciocutaneous

    Đột biến trội
  • Hội chứng LEOPARD

    Đột biến trội

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope