• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
Bệnh Danon
Thư viện Sức khỏeBệnh di truyềnBệnh liên kết NST X

Bệnh Danon

Bệnh Danon có ba đặc điểm chính bao gồm suy yếu cơ tim, cơ xương và thiểu năng trí tuệ. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm, từ đó bác sĩ có thể đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhằm kéo dài tuổi thọ.

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh biểu hiện khác nhau giữa từng bệnh nhân và phụ thuộc vào giới tính.

Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim bao gồm cơ tim phì đại và cơ tim giãn. Bệnh cơ tim phì đại phổ biến ở nam giới (chiếm 90%). Tuy nhiên, tỷ lệ bị các bệnh cơ tim đối với phụ nữ ngang nhau. Cơ tim dày lên khiến tim khó bơm máu đến các bộ phận trong cơ thể. Một số trường hợp cơ tim bị giãn nở làm giảm hiệu quả bơm máu của tim. Theo thời gian, bệnh cơ tim phì đại có thể phát triển thành bệnh cơ tim giãn. Cả hai loại bệnh này đều làm tăng nguy cơ suy tim và tử vong.

Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác liên quan đến tim như:

  • Đánh trống ngực
  • Loạn nhịp tim
  • Đau ngực
  • Kích thích tim sớm (hội chứng Wolff-Parkinson-White)
nhip-nhanh-that
Ảnh: Loạn nhịp tim (Nhịp nhanh thất)
Nguồn: U.S National Library of Medicine

Bệnh cơ xương

Bệnh cơ xương xảy ra ở hầu hết nam giới và khoảng một nửa số phụ nữ mắc bệnh. Phần cơ trung tâm (lưng, vai, cơ cổ và cẳng chân) thường bị ảnh hưởng. Các triệu chứng suy yếu bao gồm đau lưng, khó đưa tay qua đầu, khó đi lên các bậc thang. Bé trai mắc bệnh thường khó đạt được những mốc phát triển vận động (ngồi, bò, đi, chạy). Khi trẻ lớn dần, chúng cần thiết bị hỗ trợ để di chuyển.

Thiểu năng trí tuệ

Đa số nam giới mắc bệnh bị thiểu năng trí tuệ nhưng phụ nữ mắc bệnh chỉ bị ảnh hưởng nhẹ.

Triệu chứng khác

Một số triệu chứng không đồng nhất khác, bao gồm:

  • Bệnh đường tiêu hóa
  • Khó thở
  • Bất thường về thị giác

Đa số nam giới khởi phát bệnh sớm với triệu chứng nghiêm trọng hơn nữ giới. Do đó, tuổi thọ trung bình của nam giới khoảng 19 tuổi, trong khi nữ giới khoảng 34 tuổi.

Độ phổ biến

Bệnh Danon hiếm gặp, do đó hiện nay tỷ lệ mắc bệnh vẫn chưa được thống kê cụ thể.

Nguyên nhân

Đột biến gen LAMP2 gây ra bệnh Danon. Gen LAMP2 cung cấp hướng dẫn tạo ra protein màng liên kết lysosome-2 (LAMP-2). Protein này được tìm thấy trong màng của lysosome - trung tâm tái chế của tế bào. Chức năng của protein LAMP-2 trong lysosome vẫn chưa rõ ràng. Người ta cho rằng protein LAMP-2 vận chuyển vật liệu tế bào hoặc enzyme tiêu hóa vào lysosome. Quá trình vận chuyển đòi hỏi các không bào autophagic (hay thể tự thực bào) hình thành rồi sau đó liên kết với lysosome. Protein LAMP-2 có thể liên quan đến giai đoạn hợp nhất giữa không bào autophagic và lysosome.

Đột biến gen LAMP2 gây suy giảm hoặc không sản xuất protein LAMP-2. Do đó, quá trình vận chuyển vật chất tế bào vào lysosome kém hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy trong tế bào không có protein LAMP-2, quá trình hợp nhất giữa thể tự thực bào và lysosome diễn ra chậm hơn, dẫn đến thể tự thực bào tích tụ. Một lượng lớn thể tự thực bào tích tụ trong tế bào cơ của người bệnh, chúng có thể phá vỡ các tế bào cơ, từ đó gây ra triệu chứng yếu cơ trong bệnh Danon.

Cùng chuyên mục

  • Đột biến gen là gì?
  • Có những loại đột biến nào?
  • Có phải tất cả đột biến gen đều gây bệnh?
  • Bất thường nhiễm sắc thể là gì?
  • Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ảnh hưởng thế nào?

Xem thêm Đột biến gen và sức khỏe

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe chung, thăm hỏi tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, bệnh Danon hiếm gặp, nên bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chẩn đoán.

Một số xét nghiệm chuyên sâu hỗ trợ chẩn đoán bao gồm:

Sinh thiết

Bác sĩ thực hiện sinh thiết cơ xương và quan sát tế bào dưới kính hiển vi. Hình ảnh tích tụ glycogen hoặc các khoảng trống trong các mô cơ có thể là dấu hiệu của bệnh Danon. Nếu kết quả sinh thiết cơ tim cho ra tương tự, xác suất cao một người mắc bệnh Danon.

Xét nghiệm creatine kinase

Nam giới mắc bệnh có nồng độ creatine kinase trong máu tăng cao. Đây là dấu hiệu của tổn thương cơ đang diễn ra.

Xét nghiệm di truyền

Xét nghiệm di truyền phân tích ADN nhằm phát hiện đột biến gen LAMP2. Đa số người mang đột biến gen LAMP2 được chẩn đoán mắc bệnh Danon.

Điều trị

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn bệnh Danon. Một số liệu pháp được sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng của bệnh.

Cùng chuyên mục

  • Bệnh di truyền là gì?
  • Bệnh di truyền có chữa được không?
  • Bệnh di truyền được chẩn đoán thế nào?
  • Tư vấn di truyền học là gì?
  • Tại sao tôi cần tư vấn di truyền học?

Xem thêm Tư vấn di truyền

Dạng di truyền

Bệnh Danon xảy ra do đột biến gen LAMP2 di truyền theo kiểu trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Do đó, một bản sao của gen LAMP2 đột biến trong mỗi tế bào đủ gây ra bệnh. Phần lớn, nam giới mắc bệnh biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn nữ giới. Người cha bị bệnh không truyền tính trạng này cho con trai. Một số trường hợp, bệnh di truyền từ người mẹ mắc bệnh do phụ nữ có nhiều khả năng duy trì sức khỏe đến tuổi sinh sản hơn nam giới.

Di truyền gen trội
Ảnh: Sơ đồ di truyền gen trội từ cha mẹ sang con
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Cùng chuyên mục

  • Bất thường nhiễm sắc thể có di truyền không?
  • Bệnh di truyền trong gia đình là gì?
  • Bệnh sử gia đình quan trọng như thế nào?
  • Di truyền gen lặn

Xem thêm Di truyền trong gia đình

Phòng ngừa

Bệnh di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh, con sinh ra sẽ có 50% khả năng di truyền bệnh. Do đó, để bảo đảm 100% khả năng con không bị bệnh, cha mẹ có thể chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF và sàng lọc phôi PGS/PGD. Các thành viên trong gia đình nên khám sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ nếu có thành viên mắc bệnh. Các cặp vợ chồng trước khi mang thai cần tư vấn và xét nghiệm di truyền đảm bảo sinh con khỏe mạnh.

Các tên gọi khác

  • Glycogen storage disease type 2B
  • Glycogen storage disease type IIb
  • Lysosomal glycogen storage disease with normal acid maltase
  • Antopol disease
  • Glycogen storage cardiomyopathy
  • GSD IIB
  • Lysosomal glycogen storage disease without acid maltase deficiency
  • Pseudoglycogenosis II
  • Vacuolar cardiomyopathy and myopathy, X-linked

Tài liệu tham khảo

  1. Genetic Testing Information. Danon disease. Retrieved December 01, 2022 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/gtr/conditions/C0878677/
  2. Genetic and Rare Diseases Information Center. Danon disease. Retrieved December 01, 2022 from https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/9730/danon-disease/
  3. Catalog of Genes and Diseases from OMIM. DANON DISEASE. Retrieved December 01, 2022 from https://omim.org/entry/300257
  4. U.S National Library of Medicine. Danon disease. Retrieved December 01, 2022 from https://medlineplus.gov/genetics/condition/danon-disease/
  5. National Organization for Rare Disorders. Danon Disease. Retrieved December 01, 2022 from https://rarediseases.org/rare-diseases/danon-disease/
  6. Boston Children's Hospital. Danon disease. Retrieved December 01, 2022 from https://www.childrenshospital.org/conditions/danon-disease
  7. Orphanet. Glycogen storage disease due to LAMP-2 deficiency. Retrieved December 01, 2022 from https://www.orpha.net/consor/cgi-bin/Disease_Search.php?lng=EN&data_id=10348
  8. Boucek D, Jirikowic J, Taylor M. Natural history of Danon disease. Genet Med. 2011 Jun;13(6):563-8. doi: 10.1097/GIM.0b013e31820ad795.
  9. D'souza RS, Levandowski C, Slavov D, Graw SL, Allen LA, Adler E, Mestroni L, Taylor MR. Danon disease: clinical features, evaluation, and management. Circ Heart Fail. 2014 Sep;7(5):843-9. doi: 10.1161/CIRCHEARTFAILURE.114.001105.
  10. Eskelinen EL, Illert AL, Tanaka Y, Schwarzmann G, Blanz J, Von Figura K, Saftig P. Role of LAMP-2 in lysosome biogenesis and autophagy. Mol Biol Cell. 2002 Sep;13(9):3355-68. doi: 10.1091/mbc.e02-02-0114.

Mục: Bệnh liên kết NST X, Đột biến trội Thẻ: imuta-Bệnh cơ tim, imuta-Giảm trí não liên-kết-X

Liệt chu kỳ do tăng kali máu
Hội chứng Wolff-Parkinson-White

Bài viết liên quan

  • Rối loạn vận động lông mao nguyên phát

    Đột biến lặn
  • Thiếu men pyruvate kinase

    Đột biến lặn
  • Thiếu máu rối loạn sinh hồng cầu bẩm sinh

    Đột biến lặn
  • Bệnh Schindler

    Đột biến lặn
  • Rối loạn glycosyl hóa bẩm sinh ALG1

    Đột biến lặn
  • Bệnh CLN2

    Đột biến lặn

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope