• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
Tăng Tyrosine máu
Thư viện Sức khỏeBệnh di truyềnĐột biến lặn

Tăng tyrosine máu

Tăng Tyrosine máu (tyrosinemia) có nguyên nhân do gián đoạn quá trình phá vỡ axit amin tyrosine – thành phần tham gia cấu tạo protein. Nếu không điều trị, tyrosine và các sản phẩm phụ của nó sẽ tích tụ trong các mô và cơ quan đến mức ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

amino-axit

Ảnh: Amino axit
Amino axit là tập hợp 20 phân tử khác nhau, cấu tạo thành protein. Protein bao gồm một hoặc nhiều chuỗi amino axit,gọi là polypeptit. Các chuỗi này xoắn cuộn thành các protein có hoạt tính sinh học khác nhau. Trình tự amino-axit được mã hóa trong gen
Nguồn: U.S National Library of Medicine

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh được chia thành ba loại dựa vào triệu chứng và nguyên nhân di truyền.

Loại I

Đây là dạng nghiêm trọng nhất. Bệnh biểu hiện ngay từ vài tháng đầu đời. Khi ăn thực phẩm giàu protein, trẻ dễ bị tiêu chảy, nôn mửa. Do đó, chúng chậm tăng cân và kém phát triển. Đôi khi, trẻ bị vàng da, vàng mắt, tăng xu hướng chảy máu như chảy máu cam. Tăng tyrosine máu loại I có thể dẫn đến suy gan, thận, còi xương và tăng nguy cơ ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan). Một số trẻ mắc bệnh gặp phải các cơn khủng hoảng thần kinh lặp đi lặp lại bao gồm thay đổi trạng thái tinh thần, bệnh thần kinh ngoại biên, đau bụng và suy hô hấp. Nó kéo dài từ 1 đến 7 ngày. Nếu không được điều trị, trẻ em mắc bệnh loại I thường không sống sót qua 10 tuổi.

benh-coi-xuong

Ảnh: Bệnh còi xương
Nguồn: Alila Medical Media/Shutterstock.com

Loại II

Bệnh ảnh hưởng đến mắt, da và quá trình phát triển trí tuệ. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở trẻ dưới 7 tuổi, bao gồm đau và đỏ mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, dày sừng lòng bàn tay và chân gây đau. Khoảng 50% người bệnh bị thiểu năng trí tuệ từ nhẹ đến nặng.

Loại III

Đây là loại ít gặp nhất trong ba loại. Các dấu hiệu đặc trưng của loại III bao gồm thiểu năng trí tuệ, co giật và mất điều hòa không liên tục.

Các trường hợp khác

Khoảng 10% trẻ sơ sinh có nồng độ tyrosine tăng tạm thời. Những trường hợp này thường gặp đối với trường hợp trẻ sinh non khiến men gen chưa trưởng thành hoặc do trẻ thiếu vitamin C.

Độ phổ biến

Tỷ lệ mắc tăng tyrosine máu loại I trên toàn thế giới khoảng 1/100.000.

Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn tại một số quốc gia như:

  • Na Uy: 1/60.000 đến 1/74.000
  • Canada: 1/16.000
  • Vùng Saguenay-Lac St. Jean, Quebec: 1/1.846

Tỷ lệ mắc tăng tyrosine máu loại II thấp hơn, ước tính 1/250.000 người trên toàn thế giới. Tăng tyrosine máu loại III hiếm gặp, chỉ một vài trường hợp mắc bệnh đã được báo cáo trong các tài liệu y khoa.

Nguyên nhân

Đột biến tại các gen FAH, TAT và HPD gây ra tăng tyrosine máu loại I, II và III tương ứng.

Trong gan, tyrosine được phân hủy tạo ra các phân tử được bài tiết qua thận hoặc sử dụng để sản xuất năng lượng hay tạo ra các chất khác. Gen FAH cung cấp hướng dẫn cho enzyme fumarylacetoacetate hydrolase, enzyme này đảm nhiệm bước cuối cùng của quá trình phân hủy tyrosine. Enzyme tyrosine tạo ra từ gen TAT, nó tham gia vào bước đầu tiên của quy trình. Gen HPD cung cấp hướng dẫn tạo ra enzyme 4-hydroxyphenylpyruvate dioxygenase, enzyme này gánh vác bước thứ hai.

con-duong-phan-huy-tyrosine
Ảnh: Con đường phân hủy Tyrosine
Nguồn: IOS Press

Đột biến gen FAH, TAT hoặc HPD làm giảm hoạt động của một trong các enzyme phân hủy tyrosine. Do đó, tyrosine và các sản phẩm phụ của nó tích tụ đến mức gây tổn thương và chết tế bào gan, thận, hệ thần kinh và các cơ quan khác.

Cùng chuyên mục

  • Đột biến gen là gì?
  • Có những loại đột biến nào?
  • Có phải tất cả đột biến gen đều gây bệnh?
  • Bất thường nhiễm sắc thể là gì?
  • Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ảnh hưởng thế nào?

Xem thêm Đột biến gen và sức khỏe

Chẩn đoán

Bệnh được chẩn đoán dựa vào đánh giá lâm sàng, tiền sử bệnh gia đình và các xét nghiệm chuyên biệt. Trẻ sơ sinh chậm phát triển và gan to trong ba tháng đầu đời có thể bị tăng tyrosine máu loại I. Xét nghiệm di truyền thông qua quá trình tách chiêt ADN từ mẫu máu hoặc niêm mạc miệng tìm đột biến gen gây bệnh.

Điều trị

Trường hợp phát triển bệnh từ giai đoạn sớm, trẻ được điều trị nội khoa. Liều dùng tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm sinh hóa và cân nặng của người bệnh. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng nên giảm protein có chứa phenylalanine và tyrosine. Người bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ, phòng ngừa biến chứng về gan. Trường hợp suy gan giai đoạn cuối hoặc ung thư gan có thể phải phẫu thuật ghép gan.

Cùng chuyên mục

  • Bệnh di truyền là gì?
  • Bệnh di truyền có chữa được không?
  • Bệnh di truyền được chẩn đoán thế nào?
  • Tư vấn di truyền học là gì?
  • Tại sao tôi cần tư vấn di truyền học?

Xem thêm Tư vấn di truyền

Dạng di truyền

Tăng tyrosine máu di truyền theo kiểu lặn trên nhiễm sắc thể thường. Do đó, bệnh chỉ biểu hiện khi có cả hai bản sao của gen đột biến trong mỗi tế bào. Bệnh nhân mắc bệnh lặn trên nhiễm sắc thể thường sẽ có bố và mẹ mang một bản sao của gen đột biến, nhưng bố mẹ ít khi biểu hiện triệu chứng bệnh.

Di truyền gen lặn
Ảnh: Sơ đồ di truyền gen lặn từ cha mẹ sang con
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Cùng chuyên mục

  • Bất thường nhiễm sắc thể có di truyền không?
  • Bệnh di truyền trong gia đình là gì?
  • Bệnh sử gia đình quan trọng như thế nào?
  • Di truyền gen lặn

Xem thêm Di truyền trong gia đình

Phòng ngừa

Bệnh di truyền lặn đột biến gen FAH, TAT hoặc HPD, cha mẹ mang đột biến dị hợp nên gần như không có biểu hiện bệnh, do đó rất khó phát hiện cho đến khi sinh con. Để chủ động phòng ngừa, cha mẹ nên làm xét nghiệm sàng lọc gen lặn để chủ động cho tương lai của con. Các cặp vợ chồng trước khi mang thai cần tư vấn và xét nghiệm di truyền đảm bảo sinh con khỏe mạnh. Người thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh cần khám sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ.

Các tên gọi khác

  • Hereditary tyrosinemia
  • Hypertyrosinaemia/li>
  • Hypertyrosinemia/li>
  • Tyrosinaemia/li>

Tài liệu tham khảo

  1. Genetic Testing Information. Tyrosinemia type I. Retrieved March 02, 2023 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/gtr/conditions/C0268490/
  2. Genetic and Rare Diseases Information Center. Tyrosinemia type 1. Retrieved March 02, 2023 from https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/2658/tyrosinemia-type-1
  3. Catalog of Genes and Diseases from OMIM. TYROSINEMIA, TYPE I. Retrieved March 02, 2023 from https://omim.org/entry/276700
  4. U.S National Library of Medicine. Tyrosinemia. Retrieved March 02, 2023 from https://medlineplus.gov/genetics/condition/tyrosinemia/
  5. MSD Manuals. Tyrosinemia. Retrieved March 02, 2023 from https://www.msdmanuals.com/home/children-s-health-issues/hereditary-metabolic-disorders/tyrosinemia
  6. Mayo Foundation for Medical Education and Research. TYRBS - Overview. Retrieved March 02, 2023 from https://www.mayocliniclabs.com/test-catalog/Overview/607550
  7. National Caner Institute. Definition of tyrosinemia. Retrieved March 02, 2023 from https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/cancer-terms/def/tyrosinemia
  8. National Organization for Rare Disorders. Tyrosinemia Type 1. Retrieved March 02, 2023 from https://rarediseases.org/rare-diseases/tyrosinemia-type-1/
  9. Orphanet. Tyrosinemia type 3. Retrieved March 02, 2023 from https://www.orpha.net/consor/cgi-bin/OC_Exp.php?Lng=EN&Expert=69723

Mục: Đột biến lặn Thẻ: imuta-Suy chuyển hóa gan

Thiếu men 21-hydroxylase
Rối loạn chức năng chất hoạt diện phổi

Bài viết liên quan

  • Liệt chu kỳ do tăng kali máu

    Đột biến trội
  • Tăng glycine máu không nhiễm ceton

    Đột biến lặn
  • Thiếu máu nguyên hồng cầu liên-kết-X

    Bệnh liên kết NST X
  • Thiếu máu Fanconi

    Đột biến lặn
  • Bệnh máu khó đông hemophilia

    Bệnh liên kết NST X
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu có huyết khối

    Đột biến lặn

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope