• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
Hội chứng Floating-Harbor
Thư viện Sức khỏeBệnh di truyềnĐột biến trội

Hội chứng Floating-Harbor

Hội chứng Floating-Harbor (Floating-Harbor Syndrome) là bệnh liên quan đến quá trình khoáng hóa xương kèm theo một số triệu chứng khác. Bệnh được đặt theo tên của các bệnh viện nơi nó được mô tả lần đầu tiên, Bệnh viện Boston Floating và Bệnh viện Đa khoa Harbor tại Torrance, California.

Biểu hiện lâm sàng

Người bệnh có tầm vóc thấp do chậm lão hoá xương. Triệu chứng này kéo dài cho đến khoảng 6-12 tuổi, sau đó xương phát triển bình thường.

Ngoài ra, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nghiêm trọng và thiểu năng trí tuệ nhẹ.

Các đặc điểm khuôn mặt điển hình của người mắc hội chứng Floating-Harbor bao gồm:

  • Khuôn mặt hình tam giác
  • Đường chân tóc thấp
  • Đôi mắt sâu
  • Lông mi dài
  • Mũi to
  • Nhân trung ngắn
  • Môi mỏng
khuon-mat-cua-nguoi-mac-hoi-chung-floating-harbor

Ảnh: Khuôn mặt của người mắc hội chứng Floating-Harbor
Nguồn: GeneReviews, © 1993-2020 University of Washington
doi-mat-sau

Ảnh: Đôi mắt sâu
Nguồn: National Human Genome Research Institute

Một số đặc điểm khác của bệnh có thể gặp như:

  • Bàn tay dị biệt
  • Giọng nói the thé khó nghe
  • Tinh hoàn ẩn (ở nam giới)
doi-mat-sau

Ảnh: Bàn tay của người mắc hội chứng Floating-Harbor
Các ngón tay ngắn, đầu ngón tròn, ngón út cong.
Nguồn: GeneReviews, University of Washington

Độ phổ biến

Hội chứng Floating-Harbor hiếm gặp, đến nay có khoảng 50 trường hợp được báo cáo trong các tài liệu nghiên cứu.

Nguyên nhân

Đột biến gen SRCAP gây ra hội chứng Floating-Harbor. Gen SRCAP cung cấp hướng dẫn tạo ra một loại protein giúp kích hoạt protein CREBBP liên quan Snf2 (Snf2-related CREBBP activator protein - SRCAP). Protein được tạo ra từ gen CREBBP đóng vai trò chính trong cơ chế điều hoà quá trình phát triển và phân chia của tế bào.

Đột biến gen SRCAP dẫn đến sản xuất phiên bản protein bất thường. Protein bị biến đổi cản trở quá trình kích hoạt bình thường của gen CREBBP, dẫn đến các vấn đề trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, cơ chế đột biến gen SRCAP gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Floating-Harbor vẫn chưa rõ ràng.

Cùng chuyên mục

  • Đột biến gen là gì?
  • Có những loại đột biến nào?
  • Có phải tất cả đột biến gen đều gây bệnh?
  • Bất thường nhiễm sắc thể là gì?
  • Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ảnh hưởng thế nào?

Xem thêm Đột biến gen và sức khỏe

Chẩn đoán

Người bệnh được khám sức khoẻ, thăm hỏi tiền sử bệnh cá nhân và gia đình. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm tìm đột biến gen gây bệnh đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm giúp chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý tương tự.

Điều trị

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn hội chứng Floating-Harbor.

Một số liệu pháp hỗ trợ giảm triệu chứng của người mắc bệnh và cải thiện cuộc sống của họ.

  • Tập vật lý trị liệu
  • Dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
  • Liệu pháp hormone tăng trưởng

Cùng chuyên mục

  • Bệnh di truyền là gì?
  • Bệnh di truyền có chữa được không?
  • Bệnh di truyền được chẩn đoán thế nào?
  • Tư vấn di truyền học là gì?
  • Tại sao tôi cần tư vấn di truyền học?

Xem thêm Tư vấn di truyền

Dạng di truyền

Bệnh di truyền theo kiểu trội trên nhiễm sắc thể thường. Do đó, một bản sao của gen trong mỗi tế bào đủ để gây ra bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng Floating-Harbor do đột biến gen mới và xảy ra ở người không có tiền sử mắc bệnh trong gia đình của họ.

di-truyen-gen-troi-dot-bien-moi
Ảnh: Di truyền gen trội - Đột biến mới
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Bên cạnh đó, một số trường hợp thừa hưởng đột biến từ cha hoặc mẹ bị ảnh hưởng.

Di truyền gen trội
Ảnh: Sơ đồ di truyền gen trội từ cha mẹ sang con
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Cùng chuyên mục

  • Bất thường nhiễm sắc thể có di truyền không?
  • Bệnh di truyền trong gia đình là gì?
  • Bệnh sử gia đình quan trọng như thế nào?
  • Di truyền gen lặn

Xem thêm Di truyền trong gia đình

Phòng ngừa

Bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh, con sinh ra sẽ có 50% khả năng di truyền bệnh. Do đó, để bảo đảm 100% khả năng con không bị bệnh, cha mẹ có thể chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF và sàng lọc phôi PGS/PGD. Các thành viên trong gia đình nên khám sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ nếu có thành viên mắc bệnh. Các cặp vợ chồng trước khi mang thai cần tư vấn và xét nghiệm di truyền đảm bảo sinh con khỏe mạnh.

Các tên gọi khác

  • FHS
  • FLHS
  • Leisti-Hollander-Rimoin syndrome
  • Pelletier-Leisti syndrome

Tài liệu tham khảo

  1. Genetic Testing Information. Floating-Harbor syndrome. Retrieved December 14, 2022 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/gtr/conditions/C0729582/
  2. Genetic and Rare Diseases Information Center. Floating-Harbor syndrome. Retrieved December 14, 2022 from https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/6455/floating-harbor-syndrome/
  3. Catalog of Genes and Diseases from OMIM. FLOATING-HARBOR SYNDROME. Retrieved December 14, 2022 from https://omim.org/entry/136140
  4. U.S National Library of Medicine. Floating-Harbor syndrome. Retrieved December 14, 2022 from https://medlineplus.gov/genetics/condition/floating-harbor-syndrome/
  5. Orphanet. Floating-Harbor syndrome. Retrieved December 14, 2022 from https://www.orpha.net/consor/cgi-bin/Disease_Search.php?lng=EN&data_id=1966
  6. MalaCards. Floating-Harbor Syndrome (FLHS). Retrieved December 14, 2022 from https://www.malacards.org/card/floating_harbor_syndrome
  7. National Organization for Rare Disorders. Floating-Harbor Syndrome. Retrieved December 14, 2022 from https://rarediseases.org/rare-diseases/floating-harbor-syndrome/
  8. Arpin S, Afenjar A, Dubern B, Toutain A, Cabrol S, Heron D. Floating-Harbor Syndrome: report on a case in a mother and daughter, further evidence of autosomal dominant inheritance. Clin Dysmorphol. 2012 Jan;21(1):11-14. doi: 10.1097/MCD.0b013e32834af5a7.
  9. Asseidat I, Kaufman LM. Ocular abnormalities in Floating-Harbor syndrome. J AAPOS. 2009 Apr;13(2):218-20. doi: 10.1016/j.jaapos.2008.11.002.
  10. White SM, Morgan A, Da Costa A, Lacombe D, Knight SJ, Houlston R, Whiteford ML, Newbury-Ecob RA, Hurst JA. The phenotype of Floating-Harbor syndrome in 10 patients. Am J Med Genet A. 2010 Apr;152A(4):821-9. doi: 10.1002/ajmg.a.33294.

Mục: Đột biến trội Thẻ: imuta-Loạn phát xương vùng mặt, imuta-Lùn nguyên thủy, imuta-Rối loạn tăng trưởng

Hội chứng Wolff-Parkinson-White
Tiểu đường sơ sinh thể vĩnh viễn

Bài viết liên quan

  • Hiện tượng Raynaud

    Bệnh di truyền
  • Hội chứng Sjögren

    Bệnh di truyền
  • Hội chứng lặp đoạn 7q11.23

    Đột biến trội
  • Loạn sản ngực gây ngạt

    Đột biến lặn
  • Hội chứng scalp-ear-nipple

    Đột biến trội
  • Hội chứng Bohring-Opitz

    Đột biến trội

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope