• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to footer
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Sàng lọc thai NIPT
  • Chẩn đoán ung thư
  • Sàng lọc gen lặn
  • Chẩn đoán di truyền
  • Hà Nội
  • TPHCM
  • Đà Nẵng
  • Zalo
  • Facetime
  • Viber
  • Web chat
  • Gọi
  • Zalo
  • Dịch vụ
  • Địa chỉ
  • Đặt hẹn

Trung tâm xét nghiệm ihope

  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT

      Phát hiện sớm hội chứng Down

    • Chẩn đoán ung thư

      Hỗ trợ điều trị trúng đích và miễn dịch

    • Sàng lọc gen lặn

      Phát hiện sớm các bệnh di truyền

    • Chẩn đoán di truyền

      Bệnh di truyền ở trẻ em và người lớn

    • Hợp tác
  • Thư viện
  • Hỗ trợ
  • Liên hệ
  • Xét nghiệm
    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Chẩn đoán di truyền
  • Links
    • Hỗ trợ
    • Liên hệ
    • Hợp tác
    • Thư viện
  • Gọi ngay
khoi-u-ung-thu
Thư viện Ung thưCơ bản về ung thư

Khối u

Khối u là gì?

Khối u là một khối mô rắn hình thành hình thành khi các tế bào phát triển và phân chia nhiều hơn mức cần thiết hoặc không chết theo quy trình (apoptosis). Các khối u có thể ảnh hưởng đến xương, da, mô, cơ quan và các tuyến. Một khối u có thể lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Khối u lành tính có thể phát triển về kích thước nhưng không lan rộng hoặc không xâm lấn vào các mô lân cận hay những bộ phận khác của cơ thể. Khối u ác tính có thể lây lan hoặc xâm lấn vào các mô lân cận hay các bộ phận khác của cơ thể thông qua máu và hệ bạch huyết (ung thư di căn) nên còn được gọi là ung thư. Một khối u dù lành tính hay ác tính đều cần phải được điều trị trước khi chúng kịp gây ra các vấn đề sức khỏe cho bệnh nhân.

U nang là một túi nhỏ có thể chứa chất lỏng, không khí hoặc chất rắn. Phần lớn các u nang không phải là ung thư.

Các loại khối u

Khối u ác tính

Các khối u ác tính (ung thư) đe dọa tính mạng người bệnh, chúng có thể lan vào mô, tuyến lân cận và các bộ phận khác của cơ thể. Các khối u mới là di căn (mets). Các khối u ung thư có thể tái phát sau khi điều trị.

Các loại khối u ung thư bao gồm:

  • Khối u xương và u màng đệm
  • Khối u não như u nguyên bào thần kinh đệm và u tế bào hình sao
  • Khối u mô mềm ác tính và sarcoma
  • Khối u nội tạng như ung thư phổi và ung thư tuyến tụy
  • U tế bào mầm buồng trứng
  • Khối u da (như ung thư hắc tố)

Khối u lành tính

Các khối u lành tính không phải là ung thư và hiếm khi đe dọa đến tính mạng. Chúng được bản địa hóa nên thường không ảnh hưởng đến mô lân cận hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Nhiều khối u không phải ung thư không cần điều trị, nhưng một số khối u lành tính chèn ép các bộ phận cơ thể khác nên cần được chăm sóc y tế.

Các khối u không phải ung thư phổ biến bao gồm:

  • Khối u xương lành tính
  • Khối u não như u màng não và u schwannomas
  • Khối u tuyến như u tuyến yên
  • Khối u bạch huyết như u hạch
  • Khối u mô mềm lành tính như u mỡ
  • U xơ tử cung

Khối u tiền ung thư

Những khối u không phải ung thư có thể trở thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời.

  • Dày sừng ánh sáng (một tình trạng về da)
  • Loạn sản cổ tử cung
  • Polyp đại tràng
  • Ung thư biểu mô ống tại chỗ (một loại ung thư vú)

Nguyên nhân hình thành khối u

Nhìn chung, khối u xuất hiện khi các tế bào phân chia và phát triển quá mức. Bình thường, cơ thể có cơ chế kiểm soát tế bào phát triển và phân chia, các tế bào được tạo ra để thay thế các tế bào cũ hoặc để thực hiện các chức năng mới. Những tế bào hư hỏng hoặc không còn cần thiết sẽ chết đi để nhường chỗ cho các tế bào khỏe mạnh thay thế.

Nếu sự cân bằng giữa sinh trưởng và chết đi của tế bào bị xáo trộn, một khối u có thể hình thành.

Ngoài ra, các vấn đề với hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể dẫn đến khối u. Thuốc lá gây ra nhiều ca tử vong do ung thư hơn bất kỳ chất nào khác trong môi trường. Các yếu tố nguy cơ khác gây ung thư bao gồm:

  • Đột biến gen như gen BRCA1 và BRCA2 (ung thư vú)
  • Bệnh di truyền như hội chứng Lynch và u xơ thần kinh (neurofibromatosis NFS)
  • Tiền sử gia đình mắc một số loại ung thư như ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt
  • Hút thuốc bao gồm cả tiếp xúc với khói thuốc
  • Tiếp xúc với các chất độc như benzen hoặc amiăng
  • Tiếp xúc với bức xạ
  • Nhiễm virus như HPV
  • Béo phì

Các loại khối u có liên quan đến virus bao gồm:

  • U lympho Burkitt (virus Epstein-Barr)
  • Ung thư cổ tử cung (virus HPV)
  • Hầu hết các bệnh ung thư hậu môn (virus HPV)
  • Một số bệnh ung thư cổ họng, bao gồm vòm họng mềm, đáy lưỡi và amiđan (virus HPV)
  • Một số bệnh ung thư âm đạo, âm hộ và dương vật (virus HPV)
  • Một số bệnh ung thư gan (virus viêm gan B và viêm gan C)
  • Kaposi sarcoma (herpesvirus 8 ở người)
  • Bệnh bạch cầu tế bào T trưởng thành/ung thư hạch bạch huyết (virus lympho T-1 ở người)
  • Ung thư biểu mô tế bào Merkel (virus tế bào Merkel)
  • Ung thư vòm họng (virus Epstein-Barr)

Một số khối u phổ biến hơn ở một giới tính hơn các khối u khác, số khác lại hay gặp ở trẻ em hoặc người lớn tuổi. Những yếu tố khác liên quan đến chế độ ăn uống, môi trường và tiền sử gia đình.

Triệu chứng khi có khối u

Các triệu chứng phụ thuộc vào loại và vị trí của khối u. Ví dụ, khối u phổi có thể gây ho, khó thở hoặc đau ngực. Các khối u tại ruột kết có thể làm sụt cân, tiêu chảy, táo bón, thiếu máu do thiếu sắt và có máu trong phân.

Một số khối u có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, chẳng hạn như ung thư thực quản hoặc tuyến tụy.

Các triệu chứng sau có thể xảy ra với khối u:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon
  • Đổ mồ hôi trộm ban đêm
  • Sụt cân
  • Đau nhức

Chẩn đoán khối u

Một số khối u có thể nhìn thấy dễ dàng như ung thư da hoặc ung thư miệng. Tuy nhiên hầu hết các khối u khó phát hiện khi kiểm tra tổng quát vì chúng nằm sâu bên trong cơ thể.

Khi phát hiện một khối u, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật sinh thiết để lấy ra một phần mô, sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết được dùng để chẩn đoán xem liệu khối u không phải ung thư (lành tính) hay ung thư (ác tính). Tùy thuộc vào vị trí của khối u, phẫu thuật sinh thiết có thể đơn giản hoặc phức tạp.

Chụp CT hoặc MRI có thể giúp xác định chính xác vị trí của khối u và mức độ di căn. Một xét nghiệm hình ảnh khác gọi là chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) được sử dụng để tìm một số loại khối u nhất định.

Các loại xét nghiệm khác có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết tủy xương (cho ung thư hạch hoặc bệnh bạch cầu)
  • Chụp X-quang ngực
  • Công thức máu toàn phần
  • Xét nghiệm chức năng gan

Điều trị khối u

Phương pháp điều trị khối u phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại khối u (ác tính hay lành tính) và vị trí. Nhiều khối u không phải ung thư không cần điều trị, nhưng một số khối u lành tính có thể tiếp tục phát triển. Ví dụ, các khối u não lành tính có thể đè lên các mô khỏe mạnh, ảnh hưởng đến thị lực hoặc giọng nói nên bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Phương pháp điều trị các khối u ung thư bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u
  • Hóa trị để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt các tế bào bất thường còn tồn tại sau phẫu thuật
  • Liệu pháp miễn dịch
  • Xạ trị để tiêu diệt các tế bào bất thường
  • Liệu pháp trúng đích để làm chậm hoặc ngừng tế bào ung thư phát triển

Phòng ngừa khối u

Hầu hết các khối u xuất hiện không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các biện pháp sau có thể làm giảm nguy cơ phát triển khối u:

  • Bỏ rượu bia và thuốc lá
  • Ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên
  • Hạn chế tiếp xúc với chất độc
  • Giảm cân nếu dư cân
  • Sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HPV và chủng ngừa HPV.

Cùng chuyên mục

  • Ung thư là gì?
  • Nguyên nhân gây ung thư
  • Các loại ung thư
  • Ung thư di căn là gì?
  • ctDNA là gì và ứng dụng để chẩn đoán ung thư?

Xem thêm Kiến thức cơ bản về ung thư

Tài liệu tham khảo

  1. U.S National Library of Medicine. Tumor. Retrieved December 15, 2021 from https://medlineplus.gov/ency/article/001310.htm
  2. National Cancer Institute. Tumor. Retrieved December 15, 2021 from https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/cancer-terms/def/tumor
  3. WebMD. Benign Tumor. Retrieved December 15, 2021 from https://www.webmd.com/a-to-z-guides/benign-tumors-causes-treatments
  4. Cleveland Clinic. Tumor. Retrieved December 15, 2021 from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21881-tumor
  5. American Cancer Society. What Is Cancer? Retrieved December 15, 2021 from https://www.cancer.org/cancer/cancer-basics/what-is-cancer.html
  6. Britannica. Tumour. Retrieved December 15, 2021 from https://www.britannica.com/science/tumor
  7. Patel A. Benign vs malignant tumors; JAMA Oncol. 2020;6(9):1488. Retrieved December 15, 2021 from https://jamanetwork.com/journals/jamaoncology/fullarticle/2768634
  8. National Cancer Institute. What Is Cancer? Retrieved December 15, 2021 from https://www.cancer.gov/about-cancer/understanding/what-is-cancer
  9. Lodish H, Berk A, Zipursky SL, et al. Molecular Cell Biology. 4th edition. New York: W. H. Freeman; 2000. Section 24.1. Tumor Cells and the Onset of Cancer. Retrieved December 15, 2021 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK21590/

Mục: Cơ bản về ung thư

Gen sinh ung thư và gen ức chế khối u
Sinh thiết

Footer

  • Xét nghiệm

    • Sàng lọc thai NIPT
    • Chẩn đoán ung thư
    • Sàng lọc gen lặn
    • Bệnh di truyền
  • Giới thiệu

    • Về chúng tôi
    • Công nghệ
    • Thư viện
    • Hợp tác
  • Hỗ trợ

    • Hỏi đáp
    • Bảo hành
    • Chính sách
  • Liên hệ

    • +84968911884
    • info@ihope.vn
    • Địa chỉ
© 2018 - 2023 Trung tâm xét nghiệm ihope