Hội chứng Noonan
Hội chứng Noonan là một bệnh di truyền ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hoạt động của cơ thể. Các biểu hiện chính của hội chứng bao gồm các bất thường nhẹ khuôn mặt, tầm vóc thấp, dị tật tim, các vấn đề về chảy máu, dị dạng xương và một số triệu chứng khác.

Ảnh: Nhân trung sâu
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Ảnh: Khoảng cách giữ hai mắt rộng
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Ảnh: Vòm miệng cao
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Ảnh: Cằm nhỏ
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Ảnh: Da thừa ở cổ
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Ảnh: Cổ ngắn
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Ảnh: Pectus carinatum
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Ảnh: Cột sống bình thường và cột sống bị vẹo
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Ảnh: Cơ tim bất thường
Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Ảnh: Phù chân và bàn chân
Nguồn: U.S. National Library of Medicine
Biểu hiện lâm sàng
Những người mắc hội chứng Noonan có các dị biệt trên khuôn mặt như rãnh nhân trung sâu , khoảng cách giữ hai mắt rộng thường có màu xanh lam nhạt hoặc xanh lục lam, tai cụp xuống phía sau. Những người mắc hội chứng có thể có vòm miệng cao , liên kết giữa răng và hàm yếu, cằm dưới nhỏ , có da thừa ở cổ và có đường chân tóc thấp ở sau gáy. Nhiều trẻ em mắc hội chứng Noonan có cổ ngắn .
Khoảng 50-70% người mắc hội chứng Noonan có vóc dáng thấp bé. Khi mới sinh, trẻ thường có chiều cao và trọng lượng bình thường, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm dần theo thời gian. Hormone tăng trưởng là một loại protein cần thiết cho sự phát triển bình thường của xương và mô. Lượng hormone tăng trưởng bất thường có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của cơ thể.
Những người mắc hội chứng Noonan thường có lồng ngực lõm vào trong (pectus digvatum) hoặc ngực nhô ra ngoài (pectus carinatum) . Một số khác có thể có cột sống bị cong vẹo (chứng vẹo cột sống) .
Hầu hết những người mắc hội chứng Noonan đều mắc một số dạng bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng. Dị tật tim phổ biến nhất ở những người này là hẹp van kiểm soát dòng máu từ tim đến phổi (hẹp van động mạch phổi). Một số người bị bệnh cơ tim phì đại , làm cơ tim dày lên và yếu đi.
Hôi chứng Noonan có liên quan đến các rối loạn về chảy máu. Một số người bị ảnh hưởng có vết bầm tím, chảy máu cam hoặc chảy máu kéo dài sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Đôi khi phụ nữ mắc hội chứng Noonan bị ra máu quá nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi sinh nở.
Nam giới ở tuổi vị thành niên mắc hội chứng Noonan thường bị dậy thì muộn. Bắt đầu tuổi dậy thì (từ 13 đến 14 tuổi), những người này có dấu hiệu giảm tốc độ tăng trưởng, dẫn đến tầm vóc ngắn lại. Hầu hết nam giới mắc hội chứng Noonan đều có tinh hoàn không to (tinh hoàn ẩn), có thể gây vô sinh nam. Nữ giới mắc hội chứng Noonan có thể dậy thì muộn nhưng hầu hết đều dậy thì bình thường và có khả năng sinh sản.
Hội chứng Noonan có thể gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng khác. Hầu hết trẻ em được chẩn đoán mắc hội chứng Noonan đều có trí tuệ bình thường, nhưng một số ít cần có môi trường giáo dục đặc biệt. Một số người có vấn đề về thị lực hoặc thính giác. Trẻ sơ sinh mắc hội chứng Noonan có thể sinh ra với bàn tay và bàn chân sưng húp do tích tụ chất lỏng (phù bạch huyết) , tuy nhiên triệu chứng này có thể tự khỏi. Những người lớn tuổi cũng có thể bị phù bạch huyết, thường ở mắt cá chân và cẳng chân.
Một số người mắc hội chứng Noonan có thể mắc ung thư, đặc biệt là những bệnh liên quan đến các tế bào tạo máu (bệnh bạch cầu). Người ta ước tính rằng trẻ em mắc hội chứng Noonan có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu hoặc các bệnh ung thư khác tăng gấp 8 lần so với các bạn cùng lứa tuổi.
Hội chứng Noonan là một trong những nhóm các bệnh lý liên quan, được gọi chung là RASopathies. Tất cả các tình trạng này đều có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau và gây ra bởi những thay đổi trong cùng một con đường truyền tín hiệu tế bào. Ngoài hội chứng Noonan, các bệnh RASopathies bao gồm hội chứng Cardiofaciocutaneous, hội chứng Costello, bệnh u xơ thần kinh loại 1, hội chứng Legius và hội chứng Noonan với nhiều nốt sần.
Độ phổ biến
Hội chứng Noonan xảy ra ở khoảng 1/1.000-2.500 người.
Nguyên nhân
Đột biến trên một vài gen có thể gây ra hội chứng Noonan. Đột biến trên gen PTPN11 gây ra khoảng 50% số trường hợp mắc bệnh. Đột biến gen SOS1 gây ra thêm 10-15%, gen RAF1 và RIT1 mỗi gen chiếm khoảng 5% các trường hợp. Các nguyên nhân khác gây nên hội chứng Noonan vẫn chưa rõ ràng.
Các gen PTPN11, SOS1, RAF1 và RIT1 đều cung cấp hướng dẫn để tạo ra các protein quan trọng trong đường tín hiệu RAS/MAPK cần thiết cho quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào, quá trình tế bào trưởng thành để thực hiện các chức năng (biệt hóa) và di chuyển. Nhiều đột biến trong các gen liên quan đến hội chứng Noonan khiến protein được kích hoạt lâu hơn bình thường thay vì hoạt động theo tín hiệu tế bào. Hoạt hóa kéo dài làm thay đổi đường tín hiệu RAS/MAPK, gây ra các rối loạn điều hòa phát triển và phân chia tế bào rồi cuối cùng dẫn đến các biểu hiện của hội chứng Noonan.
Đôi khi nguyên nhân mắc hội chứng Noonan không phải do gen liên quan đến đường truyền tín hiệu RAS/MAPK.
Chẩn đoán
Hội chứng Noonan có thể được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của người bệnh.
Xét nghiệm di truyền để biết được các biểu hiện của hội chứng có phải do đột biến gen hay không và do đột biến nào gây ra. Bốn gen gồm PTPN11, SOS1, RAF1 và KRAS được biết có liên quan đến hội chứng Noonan.
Các triệu chứng của hội chứng Noonan có thể bao gồm:
- Khuôn mặt đặc trưng
- Tầm vóc thấp
- Dị tật tim bẩm sinh
- Cổ rộng hoặc có màng
- Các vấn đề nhỏ về mắt như mắt lác chiếm 95%
- Các vấn đề về chảy máu như chảy máu bất thường hoặc bầm tím
- Hình dạng ngực bất thường với núm vú có khoảng cách rộng
- Chậm phát triển ở các mức độ khác nhau
- Ở nam giới, tinh hoàn không tăng trưởng
Điều trị
Điều trị cho những người mắc hội chứng Noonan dựa trên các triệu chứng cụ thể của mỗi người.
- Sử dụng thuốc và phẫu thuật cho các vấn đề về tim.
- Sử dụng thuốc hoặc truyền máu cho các vấn đề về rối loạn chảy máu.
- Phẫu thuật tinh hoàn cho người mắc chứng tinh hoàn.
- Sử dụng hormone tăng trưởng giúp tăng tốc độ tăng trưởng cho những người chậm phát triển.
- Cho trẻ chậm phát triển về trí tuệ học tập trong môi trường giáo dục đặc biệt.
Dạng di truyền
Hội chứng Noonan được di truyền theo kiểu trội nên cần đột biến trên một bản sao của gen trong mỗi tế bào là đủ để gây bệnh. Khi một người mang đột biến trội sinh con, mỗi người con có 50% khả năng kế thừa đột biến đó.

Nguồn: U.S. National Library of Medicine
Trong một số trường hợp khác, đột biến xảy ra lần đầu tiên ở một người không có tiền sử gia đình mắc bệnh được gọi là đột biến de novo.

Nguồn: U.S. National Library of Medicine
Phòng ngừa
Nếu một người mang hội chứng Noonan, khi sinh con sẽ có 50% khả năng di truyền bệnh. Do đó, để bảo đảm 100% khả năng con không bị bệnh, cha mẹ có thể chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF và sàng lọc phôi PGS/PGD.
Các tên gọi khác
- hội chứng Turner gia đình
- hội chứng giả nữ
- hội chứng Turner nam
- Hội chứng Noonan
- Hội chứng Noonan-Ehmke
- NS
- hội chứng giả Ullrich-Turner
- Kiểu hình Turner với kiểu hình karyotype bình thường
- Hội chứng Turner ở nữ có nhiễm sắc thể X
- Hội chứng giống người quay
- Hội chứng Ullrich-Noonan
References
- Catalog of Genes and Diseases from OMIM. NOONAN SYNDROME 1. Retrieved March 11, 2021 from https://omim.org/entry/163950/
- Genetic and Rare Diseases Information Center. Noonan syndrome. Retrieved March 5, 2021 from https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/10955/noonan-syndrome
- U.S. National Library of Medicine. Noonan syndrome. Retrieved March 5, 2021 from https://medlineplus.gov/genetics/condition/noonan-syndrome
- National Human Genome Research Institute. About Noonan Syndrome. Retrieved January 11, 2021 from https://www.genome.gov/Genetic-Disorders/Noonan-Syndrome
- KidsHealth. Noonan syndrome. Retrieved March 11, 2021 from https://kidshealth.org/en/parents/noonan-syndrome.html/